Khoảng 8.000 năm trước, một thảm họa sóng thần Storegga đã nhấn chìm phần lớn vùng Doggerland khiến nhiều bộ lạc bị 'xóa sổ'. Theo ước tính, thảm kịch này tương đương thảm họa động đất - sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 3/2011.
Một vùng đất nằm giữa phía bắc Scotland, Đan Mạch và Quần đảo Channel vào khoảng 20.000 năm trước được gọi là vùng Doggerland. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhiều bộ lạc.
Sau đó, mực nước biển bắt đầu dâng cao do lượng nước tan chảy đến từ một hồ băng ở Bắc Mỹ là hồ Agassiz. Khi mực nước biển dâng cao hơn 0,6m, Doggerland bị nhấn chìm một phần và chỉ còn lại một số hòn đảo. Do vậy, các bộ lạc sinh sống trên các đảo để tránh bị nước biển nhấn chìm.
Vào năm 6200 trước Công nguyên, trận sóng thần khổng lồ Storegga xảy ra khiến phần lớn khu vực thuộc Doggerland bị phá hủy. Cư dân nhiều bộ lạc không thể chạy thoát khỏi thảm kịch này và tử vong.
Chỉ một vài khu vực thuộc Doggerland vượt qua trận sóng thần khổng lồ Storegga. Tính toán của các chuyên gia chỉ ra, Storegga có sức tàn phá tương đương với thảm họa sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2011.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Storegga hình thành do sự sụp đổ của một phần thềm lục địa Na Uy dưới nước. Một số khu vực thuộc Doggerland vượt qua thảm kịch sóng thần kinh hoàng trên sau đó trở thành nơi cư trú của con người thời Đồ Đá trong suốt hàng nghìn năm.
Khoảng 1.000 năm sau thảm họa sóng thần Storegga, nền nông nghiệp được hình thành ở Doggerland.
Các chuyên gia nhận định một số khu vực thuộc Doggerland thậm chí có thể trở nên thích hợp cho con người sinh sống hơn sau khi sóng thần Storegga ập đến.
Do vậy, những nơi này có thể lưu giữ bằng chứng về quá trình các kỹ thuật nông nghiệp của con người. Các nhà khoa học cho rằng kỹ thuật nông nghiệp đã lan tới Anh từ châu Âu lục địa.
Để chứng minh điều này, các chuyên gia sẽ tiến hành thêm những nghiên cứu, tìm kiếm các bằng chứng khoa học nhằm giải mã bí ẩn về Doggerland và cuộc sống của khu dân cư thời kỳ này.