Đó là tàu điện ngầm - biểu tượng New York. Từ lâu tàu điện ngầm New York luôn là biểu tượng của thành phố, là nơi mọi người ngồi cạnh nhau, không phân biệt giàu nghèo. Nhưng bây giờ khi đại dịch đến, đó lại là nơi khắc họa sự phân hóa.
Đại dịch virus corona đă khiến thành phố New York gần như đóng cửa, và hệ thống tàu điện ngầm đông đúc - biểu tượng của thành phố - cũng thay đổi hoàn toàn. Lượng hành khách giảm tới 87%.
Các toa tàu New York từ lâu luôn là nơi xóa mờ cách biệt giàu nghèo. Đó là nơi mọi người ngồi cạnh nhau, đứng cạnh nhau, dù là lao động tính lương bằng giờ hay giám đốc tài chính, dù là chủng tộc nào, theo tôn giáo nào, đến từ đâu.
Nhưng giờ đây, tàu điện ngầm New York lại là biểu tượng của cách biệt giàu nghèo, là nơi dễ thấy nhất sự phân chia giữa những người có cơ hội được ở nhà an toàn, được làm từ xa, và những người phải tiếp tục ra ngoài kiếm chút thu nhập, bất chấp nguy cơ dịch bệnh.
Cảnh sát New York đang tới những nơi công cộng để giải tán các nhóm tụ tập, thực thi lệnh phong tỏa - thậm chí tháo rổ ở sân bóng rổ để không ai chơi được. Nhưng ở các bến tàu của những khu nghèo, vẫn nhiều người ra vào, như thể không hề có đại dịch nào đang hoành hành, theo New York Times.
“Virus rất nguy hiểm. Tôi không muốn bị bệnh, hay muốn gia đ́nh bị bệnh, nhưng tôi cần phải đi làm”, Yolanda Encanción, một người chăm sóc tại gia nói với New York Times khi đang đợi tàu ở quận Bronx.
“Tôi không muốn bị bệnh, hay muốn gia đ́nh bị bệnh, nhưng tôi cần phải đi làm”, Yolanda Encanción nói với New York Times. Ảnh: New York Times.
Khu giàu vắng khách, khu nghèo vẫn có người đi làm
Bến tàu Phố 170 mà bà đang đợi, ở khu University Heights, cùng với bến Đại lộ Burnside, ở khu Mount Eden, đều thuộc quận Bronx, là hai bến tàu gần như vẫn có lượng khách không giảm, theo một phân tích của New York Times.
Hai bến này phục vụ hai khu nghèo nhất của New York, có số lượng lớn người nhập cư gốc châu Phi và Nam Mỹ, có thu nhập trung vị khoảng 22.000 USD, chỉ bằng 1/3 mức thu nhập trung vị trên toàn bang.
Nhiều cư dân ở đây nói họ không có lựa chọn nào khác, ngay cả khi số chuyến tàu bị giảm xuống v́ lệnh phong tỏa, khiến các chuyến c̣n lại trở nên đông. Rất khó để các hành khách c̣n lại duy tŕ khoảng cách mà các chuyên gia đang khuyến nghị.
New York là bang chịu thương vong nặng nề nhất từ dịch virus corona, với 1.550 ca tử vong, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết ngày 31/3. Hầu hết ca tử vong và ca nhiễm tập trung ở thành phố New York, với hơn 36.000 ca dương tính.
Bến tàu Phố 170 ở quận Bronx nằm trong một khu nghèo, và vẫn có nhiều khách so với sự vắng lặng ở các bến khác. Ảnh: New York Times.
Đối với bà Encanción, mặt đeo khẩu trang và tay đeo găng cao su, nguy cơ từ virus corona khi đi tàu chỉ là một trong các nỗi lo.
Hai con gái tuổi vị thành niên của bà luôn đ̣i gặp bạn, nhưng bà chỉ cho hai cô rời nhà một lần một ngày để đi dạo với d́. Chồng bà, nhân viên sửa chữa trong một trường học, đă mất việc khi trường đóng cửa, khiến thu nhập gia đ́nh giảm một nửa. Họ chỉ có đủ để trả tiền nhà trong một tháng.
“Tháng sau trả tiền thế nào đây? Tôi thậm chí c̣n chẳng dám nghĩ”, bà nói với New York Times.
Lượng khách đi tàu điện ngầm đă giảm gần 90% so với cùng ngày này năm ngoái, nhưng lượng giảm khác nhau đáng kể ở bốn quận có tàu chạy qua, và phần lớn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế xă hội, theo phân tích của New York Times dựa trên số liệu của Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA).
Lượng khách đi tàu điện ngầm đă giảm gần 90% so với cùng ngày này năm ngoái, nhưng ở khu nghèo th́ không giảm nhiều như vậy. Ảnh: New York Times.
Trong hai tuần qua, lượng giảm mạnh nhất là 75% ở quận trung tâm Manhattan, nơi có thu nhập trung vị là 80.000 USD, cao nhất trên toàn thành phố. Trong khi đó, quận Bronx chỉ giảm 55%, là quận có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất và thu nhập trung vị thấp nhất - 38.000 USD.
Hai bến tàu nói trên, bến Đại lộ Burnside và bến Phố 170, là nơi lên tàu của những người bị ảnh hưởng nặng nhất về kinh tế do dịch bệnh. Ở các khu vực xung quanh hai bến tàu này, gần nửa số trẻ em sống trong đói nghèo, 40% cư dân sinh ra ở ngoài nước Mỹ, và 1 trên 4 người không có bằng trung học.
Đi tàu - “phần rủi ro nhất trong ngày”
Bên ngoài bến tàu Phố 170, đường phố vắng bóng người, cửa hàng đóng cửa, trừ hai tiệm thuốc. Nhưng bên trong bến tàu vẫn đông người chờ.
Mỗi sáng, các lao động nam giới thường đi làm sớm nhất, đội mũ cứng, mặc quần ḅ nhiều vết sơn, hướng tới các công trường. Sau đó là phụ nữ, hầu hết là y tá hay điều dưỡng tại gia đang được coi là những lao động thiết yếu. Cũng có những người làm giúp việc, nấu ăn cho những nhà giàu, đang cố gắng trụ lại công việc lâu nhất có thể trước viễn cảnh kinh tế ảm đạm.
Người đang chờ tàu ở New York. Ảnh: New York Times.
Sulay Liriano, 40 tuổi, đang đợi tàu ở bến Phố 170 để đi tới quận Queens. Là một nhân viên chăm sóc tại gia, cô vừa nhận được email từ công ty một ngày trước, nói cô được coi là nhân viên “THIẾT YẾU” (bằng chữ đậm, màu đỏ), và cô vẫn phải đi làm.
Một mặt, cô Liriano cảm thấy may mắn v́ vẫn có thu nhập. Chồng cô vừa mất việc làm ở nhà hàng. Nhưng mặt khác, cô Liriano lo lắng khi ở trên toa tàu kín tổng cộng 2,5 tiếng mỗi ngày với nhiều người lạ.
Bao nhiêu năm, cô đi tàu đi làm mà không cần suy nghĩ. Nhưng bây giờ, cô để ư mọi cột sắt, chỗ tay nắm, ghế ngồi, mọi người trước mặt, để tránh “kẻ thù vô h́nh” là virus corona. Cô luôn để ư nơi ḿnh nắm tay, nhớ để không đưa tay lên mặt, không vuốt lại tóc hay gạt đi sợi tóc vướng vào mắt.
“Tôi thực sự lo lắng”, cô nói với New York Times. “Vẫn có nhiều người ở đây, tôi cũng không biết nữa, không biết họ có cẩn trọng không, có ốm không”.
“Đây là phần rủi ro nhất trong ngày của tôi - đi tàu”, cô nói thêm, và cho biết đă không mua được khẩu trang do cháy hàng.
“Đây là phần rủi ro nhất trong ngày của tôi - đi tàu”, Sulay Liriano nói. Ảnh: New York Times.
Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA), quản lư tàu điện ngầm và xe buưt của thành phố New York, khẳng định đang t́m cách bảo vệ sức khỏe hành khách, tẩy trùng các toa tàu và xe buưt ba lần một ngày.
Nhưng do nhiều nhân viên phải nghỉ ốm và do lệnh phong tỏa khiến nhiều người ở nhà, MTA đă cắt giảm 25% chuyến tàu - sự thay đổi mà các chuyên gia y tế cảnh báo có thể dẫn tới các toa tàu đông cho các hành khách c̣n lại, vốn là các lao động thiết yếu như các y bác sĩ đang chống dịch.
Tính đến ngày 30/3, 7 nhân viên MTA đă tử vong v́ virus corona, trong khi ít nhất 333 nhân viên khác dương tính, 2.700 đang cách ly.
“Giăn cách xă hội là một đặc quyền”
Từ bến Phố 170 đi qua vài bến trên tuyến tàu số 4 sẽ tới bến Đại lộ Burnside, và tương tự, mỗi sáng người đi làm vẫn đổ về đây bất chấp đại dịch.
Một hành khách phun nước tẩy trùng lên máy mua thẻ lên tàu MetroCard ở bến tàu Đại lộ Burnside ở Bronx. Ảnh: New York Times.
Cindy Garcia, nhân viên công tác xă hội tại một nhà tạm cho người vô gia cư ở Manhattan, cho tay sâu vào trong túi. Khi đến chỗ làm, cô có quy tŕnh tẩy trùng kỹ càng: mọi cái bút, tay nắm mở cửa, ghế ngồi đều được lau bằng khăn khử khuẩn.
Nhưng ngay trên tàu, cô không kiểm soát hoàn toàn được như vậy. Cô chỉ có thể đeo khẩu trang, hạn chế chạm, c̣n việc giữ khoảng cách 2 m với người khác là không thể.
“Cứ nh́n các toa tàu ḱa, vẫn đông đúc”, cô nói với New York Times.
Đối với Daouda Ba, 43 tuổi, dân nhập cư từ Senegal, việc tẩy trùng mọi tay nắm cửa, hay ngay cả việc có nước rửa tay tẩy trùng cũng là xa vời. V́ anh sống trong một nhà trú tạm, nơi 50 người đàn ông dùng chung ba pḥng vệ sinh. Chỉ đợi đến lúc dùng được ṿi rửa tay cũng là khó.
“Tôi đă mắc kẹt trong một cái hộp đông người ở nhà tạm rồi, nên tôi chẳng làm ǵ được cho sức khỏe ḿnh”, anh nói với New York Times. “Tôi chỉ lo chuyện tiền nong thôi”.
Anh từng làm việc cho một công ty dẫn tour xe buưt cho khách du lịch, nhưng bị sa thải cuối tháng 12. Sếp của anh nói sẽ cho anh quay lại làm vào cuối tháng 3, nhưng giờ đây việc đó là không tưởng.
Một buổi sáng gần đây, một người bạn gọi cho anh, có một việc nhỏ có lương. Một người đang chuyển nhà và cần người phụ. V́ vậy, anh đang đợi tàu để đi quận Brookyn. “Nếu chết th́ chết thôi”, anh nói.
VietBF@ sưu tầm.