Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Sputnik V hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 đến 92%, sau hai ngày tuyên bố hiệu quả 90%.
RDIF khẳng định người đă tiêm Sputnik V có rủi ro nhiễm nCoV thấp hơn nhóm dùng giả dược 92%. "Dựa trên dữ liệu, chúng tôi thấy rằng đây là loại vaccine rất hiệu quả", Kirill Dmitriev, người đứng đầu cơ quan, cho biết.
Trước đó, Oksana Drapkina, giám đốc viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế Nga, tuyên bố vaccine có tác dụng hơn 90%.
Theo Kirill Dmitriev, kết quả 92% dựa trên dữ liệu từ 16.000 t́nh nguyện viên tham gia thử nghiệm đầu tiên. Họ được tiêm liều gồm hai mũi vaccine hoặc giả dược và trở về cộng đồng nơi dịch bệnh lây lan. Sau khi 20 người nhiễm nCoV, các chuyên gia tiến hành so sánh và đánh giá. Con số này thấp hơn đáng kể so với 94 ca nhiễm trong quá tŕnh thử nghiệm của Pfizer và BioNTech.
Thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine Sputnik V đang diễn ra tại 29 pḥng khám khắp thành phố Moskva với 40.000 người tham gia. Các nhà khoa học chia họ thành hai nhóm: tiêm vaccine và dùng giả dược.
Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya, nơi phát triển sản phẩm, cho biết Nga sẽ tiến hành tiêm chủng đại trà trong tuần tới. Ít nhất 1,5 triệu người sẽ được tiêm chủng vào cuối năm 2020. Đến nay, khoảng 40.000 đến 45.000 người Nga đă sử dụng vaccine.
RDIF cho biết sẽ công bố dữ liệu nghiên cứu trên một tạp chí y tế hàng đầu sau khi b́nh duyệt. Kết quả các thử nghiệm giai đoạn đầu đă xuất bản trên Lancet hồi tháng 9.Các chuyên gia Nga nhận định đây là tin tức đáng khích lệ, củng cố ư tưởng nhân loại có thể ngăn chặn đại dịch bằng vaccine. Tuy nhiên, nhiều người cảnh báo kết quả chỉ dựa trên một số lượng nhỏ t́nh nguyện viên nhiễm nCoV. Thông tin xung quanh cuộc thử nghiệm ở Nga khá thưa thớt, v́ vậy rất khó để giải thích ư nghĩa các dữ liệu.
Các nhà khoa học thế giới bày tỏ lo ngại về tốc độ làm việc của Moskva. Giới chức thành phố triển khai tiêm chủng hàng loạt trước khi hoàn thành đầy đủ thử nghiệm để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
"Đây không phải cuộc đua. Chúng tôi cần tất cả thử nghiệm được thực hiện theo chuẩn mực cao nhất có thể. Điều đặc biệt quan trọng là các tiêu chí đó phải được đặt lên hàng đầu để tránh tô hồng dữ liệu. Bất cứ điều ǵ thấp hơn yêu cầu này đều có thể làm mất ḷng tin của công chúng đối với vaccine, đó sẽ là một thảm họa", Eleanor Riley, giáo sư miễn dịch học và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, cho hay.
Cũng như vaccine của Pfizer, hiện chưa rơ miễn dịch sản sinh bởi Sputnik V có thể kéo dài bao lâu. Hiệu quả của nó với các nhóm tuổi khác nhau cũng chưa được công bố.
"Chúng tôi chắc chắn cần xem xét lâu hơn để đưa ra kết luận hợp lư về độ hiệu quả và các tác dụng phụ, tương tự Pfizer và BioNTech", Bodo Plachter, phó giám đốc Viện Virology, Đại học Mainz, cho biết.
Vaccine Nga dựa trên công nghệ vector, đưa mă gene virus vào cơ thể, được bác sĩ ví như dùng tên lửa đẩy vệ tinh Sputnik vào không gian. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Vector là một virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.
Sputnik V được chính phủ Nga phê duyệt sử dụng khẩn cấp hồi tháng 8, trước khi bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn hơn vào tháng 9. Nước này cũng đang thử nghiệm một loại vaccine do Viện Vector sản xuất, chuẩn bị đăng kư chấp thuận.
|