Không trải qua bất ḱ trường lớp hội hoạ nào, nông dân Vũ Quốc Sự (54 tuổi, ngụ đường Cách Mạng Tháng 8, khu phố 2, phường Xuân An, thị xă Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) khiến người ta phục lăn với biệt tài cạo tranh khói bếp độc nhất vô nhị. Dụng cụ vẽ tranh của hoạ sĩ không trường lớp này cũng thật lạ lùng: Một viên đá mài, một cây kim, một lưỡi dao.
Khói bếp làm tranh
Tạo tranh bằng khói đă từng có người làm, nhưng đưa tranh khói vào nghệ thuật, duy nhất chỉ có ông Sự làm được tính tới hiện tại. Ngắm nh́n những bức tranh do ông Sự “vẽ”, hiếm ai tin rằng chúng được tạo thành từ chất liệu tre và khói.
|
Một tác phẩm tạo từ tre hun khói |
Để hoàn thành mỗi bức tranh khói, ông Sự cho biết phải trải qua 5 công đoạn đ̣i hỏi sự ḱ công, tập trung cao độ. Trước tiên là khâu chuẩn bị tre làm khung: Chọn tre theo tiêu chuẩn: Già, thẳng, lóng dài sau đó đem cưa ngắn, phơi khô.
Khi tre đă khô, tiếp tục đem ngâm xuống nước trong ṿng 3 tháng 10 ngày để chống mối mọt, rồi lại vớt lên đem phơi nắng lần nữa. Mặt khác tre chọn làm tranh, tuyệt đối không để trầy xước lớp da bởi nếu da tre bị xước, khói sẽ tụ nhiều ở những vị trí này và rất khó cạo như ư muốn.
“Tôi không hiểu nhiều về quy luật, kiến thức, kĩ năng hội hoạ mà chỉ cạo tranh theo suy nghĩ, bản năng. Có những đêm đang ngủ, bất chợt nảy sinh ư tưởng mới, tôi lại vùng khỏi chăn lộm cộm ṃ xuống bếp vác khung tre phủ khói lên ngồi cạo. Phải cạo ngay, nếu không ư tưởng vụt qua xem như lăng phí một tác phẩm”, nông dân Vũ Quốc Sự. |
Công đoạn kế tiếp là tạo tranh thô. Ở giai đoạn này, họa sĩ cưa, gọt các thanh tre thật bóng loáng, kết chúng thành mảng.
Công đoạn thứ 3, gắn liền với tên gọi của tranh, là đem khung gác lên bếp cho khói bám vào (hay c̣n gọi giai đoạn hun khói). Theo kinh nghiệm bản thân, ông Sự cho hay chỉ sử dụng duy nhất chất đốt thực vật để lấy khói.
Công việc hun khói cần tiến hành trong pḥng kín nhằm tránh lăng phí khói: “Muốn khói bám đều, cần chú ư đảo quay đầu khung thường xuyên, ít nhất hai ngày một lần. Nếu gác bếp liên tục 24/24h, phải mất từ 2 - 3 tháng mới có đủ lượng khói cạo tranh”, ông Sự cho biết.
Sau khi đă chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người hoạ sĩ tranh khói bắt tay vào khâu chính, cũng là khâu khó khăn nhất: “Vẽ” tranh hay tạo h́nh nghệ thuật. Và nếu như giới hội họa gắn liền với khái niệm “vẽ tranh”, th́ ông Sự lại sáng tạo nên hai chữ “cạo tranh”. Nếu như họa sĩ khác sử dụng các loại bút để vẽ th́ ông Sự lại chỉ cần đến một chiếc kim khâu và một lưỡi dao.
Trước tiên lấy kim khâu vẽ phác thảo nội dung tranh, đánh dấu những vị trí cần cạo dày, cạo mỏng khác nhau. Tiếp đó dùng mũi dao mài thật bén để cạo bỏ lớp khói theo ư đồ của ḿnh.
Theo lời ông Sự, quá tŕnh cạo tranh không thể gượng ép mà tuỳ vào cảm xúc người cạo. Có thể mất đến cả tháng để cạo xong một bức tranh, nhưng cũng có khi chỉ cần vài giờ đồng hồ đă hoàn thành: “Cần biết tạo và giữ cảm xúc cho bản thân. Sáng tạo nghệ thuật nói chung, cạo tranh nói riêng cần phải có cảm xúc, sự hưng phấn nhất định mới theo nghề được”.
|
Bức “nụ cười bí hiểm” đă bán giá 80 triệu. |
Sau cùng là khâu trang trí tranh, dùng chổi mini quét dọn những mẩu khói vương văi, phun lớp dầu bóng lên bề mặt tranh tạo lớp bảo quản. Tuổi thọ tranh khói ông Sự chưa tính toán được, nhưng những bức đầu tiên ông cạo cách đây 5 năm vẫn giữ nguyên màu sắc, độ bền.
Chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong nghề cạo tranh khói, ông Sự cho rằng ngoài năng khiếu; đ̣i hỏi người cạo tranh phải tuân thủ nguyên tắc tỉ mỉ, chính xác, giàu ḷng đam mê bởi những làn khói sau khi khô rất dễ găy vỡ. Không giống như vẽ tranh dầu, tranh sơn mài có thể tạm dừng giữa chừng “đợi cảm hứng” th́ việc “vẽ” tranh khói bắt buộc phải liên tục. “Để lâu khói khô sẽ dễ vỡ vụn khi cạo”, ông Sự giải thích.
“Le lưỡi” giá ngàn đô
Tính đến thời điểm hiện tại, ông Sự vừa tṛn 5 năm gắn với nghề cạo tranh khói. Cơ duyên đến với nghề mới của bác nông dân này cũng thật ngẫu nhiên: “Trong một lần tháo dỡ nhà bếp dựng bằng tre, tôi t́nh cờ nh́n thấy những cây tre nhuộm khói bị trầy xước, hiện ra những h́nh thù lạ mắt. Vốn là người đam mê nghệ thuật, tôi tự nhủ tại sao không vẽ tranh bằng khói bếp rồi tranh thủ giờ nghỉ trưa lấy dao cạo thử luôn”.
Ông Sự nhớ y nguyên cảm giác sung sướng khi đem bức tranh tre cạo khói đầu tiên chạy khắp xóm làng khoe với mọi người. Ông kể: “Bức tranh đầu tay tôi mô tả cảnh làng quê với rặng tre ngả bóng. Mất đúng một tháng trời mới hoàn thành”. Đó là ngày đầu chập chững vào nghề, c̣n giờ đây ông Sự tự tin rằng mỗi bức tranh chỉ mất chừng 7 ngày đă hoàn thành “tất tần tật”. Giá bán mỗi bức tranh khói, theo lời ông Sự, thấp nhất đă lên tới 1000 đô (tương đương 20 triệu đồng), bức đắt nhất ông từng bán có giá 80 triệu đồng.
|
Ông Sự đang cạo khói tạo tranh |
Càng bất ngờ hơn khi biết rằng ông Sự chưa từng trải qua bất ḱ lớp đào tạo hội hoạ nào. Ông thú thực bản thân ḿnh có lẽ may mắn thừa hưởng sự khéo tay từ người cha, tính tỉ mỉ của mẹ mới có thể cạo được tranh khói. Vừa cạo vừa sáng tạo, đó là quan điểm sáng tạo nghệ thuật của lăo nông Vũ Quốc Sự.
Ông tự hào cho biết trước đây chỉ chuyên cạo tranh phong cảnh trên chất liệu tre, c̣n giờ đây có thể cạo tranh theo mọi chủ đề, cạo khói trên chất liệu gỗ, nhựa mica, kiếng với nhiều h́nh dạng khác nhau. Chia sẻ về dự định sắp tới, ông ấp ủ: “Tôi sẽ tiếp tục sáng tạo, phát triển tranh khói bếp để không chỉ người dân Việt Nam, mà bạn bè quốc tế biết đến những tác phẩm nghệ thuật bằng tre đậm chất Việt”.
Với sản phẩm tranh gác bếp, ông Vũ Quốc Sự đă đạt giải thưởng sáng tạo hàng thủ công, mỹ nghệ năm 2012 do tỉnh Đồng Nai trao tặng. Lăo nông c̣n miệt mài mang đứa con tinh thần của ḿnh ra tận miền Trung, miền Bắc tham dự các buổi triển lăm và nhận được vô số lời nể phục. Được biết hiện tranh gác bếp đă xin đăng kí thương hiệu, đang chờ Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
Mai Long