Nếu trong nhà có người niềng răng thì bạn nên khuyên họ tạm dừng những thực phẩm dưới đây. Để niềng răng có kết quả tốt nên tránh ăn bắp, đá, kẹo dính, bánh quy cứng, bắp rang, kẹo cao su, nước uống có ga, các loại hạt cứng...
Kẹo dính và cứng
Kẹo có thể bị dính vào niềng răng và bám lại ở đó làm tăng nguy cơ sâu răng, khiến cho việc làm sạch răng trở nên khó khăn hơn.
Các loại hạt cứng
Các loại hạt là sự kết hợp của hai thứ mà người đeo niềng răng không nên ăn, đó là cứng và nhỏ. Người đeo niềng răng có thể thay thế bằng bơ hạt nếu muốn hấp thụ protein và chất béo lành mạnh từ các loại hạt.
Kẹo cao su
Kẹo cao su làm dây giữa các mắc cài bị uốn cong, khiến răng bị đẩy sai hướng. Bạn có thể phải đeo niềng răng lâu hơn dự kiến để khắc phục những tổn hại do kẹo cao su gây ra.
Đá
Nhai đá có thể làm nứt răng và phá hỏng các mắc cài. Nhiều người bị nứt răng dưới mắc cài và không được phát hiện cho đến khi tháo niềng răng.
Nước uống có ga
Axit và đường trong đồ uống có ga sẽ tấn công răng và nướu gây sâu răng. Một số loại nước còn làm suy yếu chất kết dính giữ các mắc cài ở đúng vị trí trên răng.
Bánh quy cứng
Ăn bánh quy cứng có nguy cơ gãy niềng răng. Răng không chịu được áp lực cắn có thể bị nứt hoặc gãy răng. Người niềng răng có thể chọn bánh quy mềm nếu muốn ăn loại bánh này.
Bắp
Cắn bắp bằng răng cửa dễ khiến niềng răng bị trật hoặc dây bị gãy. Bạn vẫn có thể ăn bắp nhưng nên lấy các hạt bắp ra khỏi lõi trước khi ăn.
Rau củ sống
Người đeo niềng răng nên hấp mềm rau củ, tránh ăn sống. Trong trường hợp bạn muốn ăn rau sống, hãy nướng hoặc cắt rau củ thành những miếng nhỏ.
Bắp rang
Các hạt bắp không nở có thể gây ra nhiều vấn đề khi dính vào nướu. Nhiều trường hợp phải gỡ niềng răng để lấy chúng ra và sau đó lại lắp niềng răng vào.