Theo như quyết định gỡ bỏ các camera an ninh “made in China” một lần nữa phản ánh mối quan ngại của các nước phương Tây về khả năng các camera an ninh Trung Quốc đang trở thành một công cụ do thám của Bắc Kinh, sau khi vào ngày 09/02/2023, chính phủ Úc thông báo bộ Quốc Pḥng nước này sẽ gỡ bỏ các camera an ninh được sản xuất bởi các công ty có liên quan đến đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Một camera an ninh của Dahua được gắn trên một ṭa nhà tại Sydney, Úc. Ảnh chụp ngày 09/02/2023. AP - Mark Baker
Camera Trung Quốc gắn đầy trụ sở các bộ
Theo nhật báo The Australian, ít nhất 913 camera, interphone, hệ thống điện tử ở cửa và các máy ghi h́nh, do hai công ty Trung Quốc Hikvision và Dahua phát triển và sản xuất, được gắn trong các văn pḥng của chính phủ Úc, kể cả văn pḥng của bộ Quốc Pḥng, Ngoại Giao và Thương Mại. Hikvision và Dahua lại là những công ty một phần thuộc về chính phủ và đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc Pḥng Richard Marles tuyên bố với đài truyền h́nh Úc rằng bộ này đang rà soát lại toàn bộ trang thiết bị giám sát và khi t́m thấy một camera an ninh nào do Trung Quốc sản xuất, họ sẽ tháo dỡ ngay. Kết quả một cuộc kiểm tra cho thấy là các camera và thiết bị an ninh của Hikvision et Dahua đă được t́m thấy trong tất cả các bộ, trừ bộ Nông Nghiệp và văn pḥng thủ tướng.
Phát ngôn viên đặc trách về an ninh mạng của phe đối lập tại Úc, James Paterson, cho biết chính ông đă yêu cầu tiến hành kiểm tra sau khi thấy bộ Nội Vụ Úc không thể cho biết là hiện có bao nhiêu camera an ninh, hệ thống kiểm soát cửa vào và bao nhiêu interphone được gắn trong các cơ quan chính phủ.
Theo lời ông Paterson, chiếu theo luật của Trung Quốc về t́nh báo, hai công ty Hikvision et Dahua có nghĩa vụ hợp tác với các cơ quan t́nh báo của nước này. Phát ngôn viên phe đối lập Úc nhấn mạnh: “Chúng tôi không có phương tiện nào để biết được là các thông tin nhạy cảm, các h́nh ảnh và âm thanh mà những máy này ghi có được bí mật gởi về Trung Quốc để gây tổn hại cho các lợi ích của các công dân Úc hay không”.
Phản ứng của Trung Quốc
Thông thường, khi thấy chính phủ các nước thi hành các biện pháp như vậy, Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng các công ty Trung Quốc bao giờ cũng làm ăn đàng hoàng, tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ của nước sở tại và không hề tham gia vào việc thu thập tin t́nh báo cho chính phủ hay cho đảng.
Phản ứng về quyết định của bộ Quốc Pḥng Úc gỡ bỏ các camera an ninh “made in China”, hôm 09/02, Bắc Kinh đă cáo cuộc Canberra “dùng thế lực của quốc gia để phân biệt đối xử và trấn áp các công ty Trung Quốc”.
Bản thân công ty Hikvision cũng đă khẳng định với hăng tin AFP rằng các sản phẩm của công ty này “theo đúng các luật lệ và quy định của Úc và tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về an ninh”.
Quyết định nói trên của bộ Quốc Pḥng Úc được đưa ra mặc dù chính phủ cánh trung tả ở nước này đang cố sưởi ấm quan hệ với Trung Quốc kể từ khi thủ tướng Công đảng Anthony Albanese lên nắm quyền vào tháng 5 năm ngoái.
Pháp cũng bị đe dọa
Vào tháng 8 năm ngoái, một báo cáo do công ty chuyên về an ninh mạng Cyfirma đă báo động là phần lớn các camera an ninh của Hikvision, được sử dụng rất nhiều ở Pháp, rất dễ bị tấn công tin học.
Báo cáo đă đi đến kết luận nói trên sau khi các chuyên viên của công ty này phân tích khoảng 285.000 camera an ninh Hikvision ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả cho thấy có đến 80.000 camera cho tới nay vẫn dễ bị tin tặc điều khiển từ xa.
Cũng theo báo cáo của Hikvision, trong Liên Hiệp Châu Âu, Pháp là quốc gia có nhiều camera an ninh Hikvision nhất có nguy cơ bị tin tặc tấn công. Ngoài việc có thể xem trực tiếp các h́nh ảnh mà camera ghi lại, các tin tặc c̣n có thể thông qua các camera này để thâm nhập hệ thống tin học của một cơ sở hạ tầng nhạy cảm.
Trong báo cáo, các chuyên viên của Cyfirma cảnh báo, có đủ lư do để tin rằng “các tổ chức đặt ở Trung Quốc và Nga có thể khai thác những lỗ hổng như vậy để thực hiện những mưu đồ bao gồm cả những yếu tố địa chính trị.”