Quân đội Trung Quốc nâng cấp các căn cứ tên lửa ở phía đông eo biển Đài Loan, có thể triển khai tên lửa siêu vượt âm DF-17 tại đây.
Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Defense Review có trụ sở ở Canada, gần đây đăng ảnh vệ tinh cho thấy các căn cứ của thủy quân lục chiến và Lực lượng Tên lửa Trung Quốc tại Phúc Kiến và Quảng Đông, phía đông eo biển Đài Loan, đều được mở rộng và nâng cấp trong những năm qua.
"Mọi lữ đoàn tên lửa ở Phúc Kiến và Quảng Đông đều đă được trang bị đầy đủ", Chang nói. "Quy mô một số căn cứ tên lửa thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông và phía Nam trong những năm qua được mở rộng gấp đôi, cho thấy quân đội Trung Quốc (PLA) đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho kịch bản đổ bộ lên đảo Đài Loan".
Ảnh vệ tinh một căn cứ tên lửa của quân đội Trung Quốc tại thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Kanwa Defence Review.
Chang nói PLA đă nâng cấp một căn cứ tại thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, và đang triển khai một loại tên lửa đạn đạo mới ở đây, song không cho biết cụ thể.
"Căn cứ tên lửa ở Phổ Ninh chịu trách nhiệm tập kích miền nam đảo Đài Loan, song các tên lửa DF-11 và DF-15 không đủ tầm để đánh vào các căn cứ không quân của ḥn đảo ở Đài Đông và Hoa Liên, vốn nằm ở phía đông", Chang nói.
Một nguồn tin quân sự tại Bắc Kinh cho biết PLA có thể triển khai tên lửa siêu vượt âm DF-17 tại các căn cứ được nâng cấp ở Phúc Kiến và Quảng Đông.
"Tên lửa siêu vượt âm DF-17 sẽ thay thế các mẫu DF-11 và DF-15 cũ hơn vốn được triển khai ở phía đông nam đại lục trong nhiều thập kỷ. Tên lửa mới có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn", nguồn tin cho biết.
Tên lửa siêu vượt âm DF-17 có tầm bắn tối đa 2.500 km, lần đầu xuất hiện trước công chúng trong lễ duyệt binh 70 năm quốc khánh Trung Quốc hồi tháng 10/2019. DF-17 được cho có uy lực tấn công cao hơn tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D và DF-26 đang trong biên chế PLA.
PLA từng triển khai nhiều tên lửa dọc bờ biển tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang khi lănh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển c̣n nắm quyền. Quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan gần đây trở nên căng thẳng khi ḥn đảo kư hợp đồng mua nhiều vũ khí của Mỹ, bao gồm tên lửa pḥng không Patriot và biến thể tiêm kích F-16 nâng cấp.
PLA cũng triển khai các tổ hợp pḥng không S-400, được mua từ Nga nhiều năm trước, tại khu vực bờ biển phía đông để phát hiện và tiêu diệt tiêm kích phản lực lẫn máy bay không người lái (UAV) từ khoảng cách 600 km, được cho là nhằm đề pḥng đ̣n tập kích luồn sâu của lực lượng pḥng vệ trên không Đài Loan.
"Radar của S-400 rất tinh vi và có thể bao phủ toàn bộ đảo Đài Loan. Các tổ hợp này có thể bắn rơi máy bay của lực lượng pḥng vệ Đài Loan khi chúng cất cánh", Chang cho biết.
Lực lượng pḥng thủ bờ biển của PLA bao gồm 20 lữ đoàn không quân, một số được trang bị tiêm kích tàng h́nh J-20. Thủy quân lục chiến PLA, đóng vai tṛ quan trọng trong bất cứ chiến dịch đổ bộ nào, bố trí 10 trong số 13 lữ đoàn tại bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục.
Bộ chỉ huy Thủy quân lục chiến Trung Quốc đóng tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, sẽ đảm nhận vai tṛ quan trọng trong bất cứ chiến dịch tấn công nào nhằm vào căn cứ lực lượng pḥng thủ trên biển của Đài Loan ở thành phố Cao Hùng, một nguồn tin tại Bắc Kinh cho biết.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lănh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với ḥn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Lănh đạo cơ quan pḥng vệ Đài Loan hồi đầu tháng 10 cho biết PLA hơn 2.700 lần điều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát ḥn đảo trong 9 tháng qua. Lực lượng pḥng vệ Đài Loan chi khoảng 886,49 triệu USD cho 2.972 lần điều máy bay xuất kích ứng phó với các máy bay quân sự và 18,63 triệu USD điều tàu giám sát hải quân PLA gần ḥn đảo.