Bộ Y tế Nga cho biết lô vaccine Sputnik V đầu tiên, do trung tâm Gamaleya nghiên cứu và phát triển, đă được đưa vào lưu hành hôm 7/9.
"Lô vaccine Sputnik V đầu tiên để pḥng ngừa nCoV, được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya phát triển, đă vượt qua các bài kiểm tra chất lượng cần thiết trong các pḥng thí nghiệm của Roszdravnadzor (cơ quan quản lư thiết bị y tế) và được đưa vào lưu hành dân sự", Bộ Y tế Nga hôm 7/9 ra tuyên bố cho biết.
Thông báo cho biết thêm quá tŕnh cung cấp những lô vaccine Sputnik V đầu tiên cho các vùng của Nga sẽ sớm được thực hiện trong tương lai gần. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko trước đó giải thích "lưu hành dân sự" vaccine trong giai đoạn này đồng nghĩa với việc ưu tiên tiêm chủng cho những công dân thuộc nhóm nguy cơ cao, chủ yếu là giáo viên và bác sĩ.
Ông Murashko cũng thông báo quá tŕnh tiêm vaccine Covid-19 cho các t́nh nguyện viên trong thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ bắt đầu từ tuần này. Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin trước đó bày tỏ hy vọng phần lớn cư dân thủ đô sẽ sớm được tiêm vaccine trong vài tháng tới.
Vaccine Sputnik V được phát triển tại Viện Gamaleya, Moskva, Nga. Ảnh: Reuters.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành thử nghiêm Giai đoạn ba với sự tham gia của hàng ngh́n người. Vaccine được đặt tên là Sputnik V, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu, Bộ trưởng Thương mại Nga Denis Manturov cùng một con gái của Tổng thống Nga Vladimir Putin đều đă tiêm vaccine này.
Nga cho biết ít nhất 20 quốc gia, bao gồm UAE, Arab Saudi, Indonesia, Philippines, Brazil và Ấn Độ, đă bày tỏ mong muốn tiếp cận vaccine Sputnik V. Nga có kế hoạch tăng cường sản xuất vaccine lên đến 200 triệu liều vào cuối năm nay, trong đó 30 triệu liều phục vụ tiêm chủng trong nước.
Giới khoa học phương Tây nhiều lần bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, cho rằng giới nghiên cứu nước này có thể đă "đốt cháy giai đoạn". Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nga khẳng định những hoài nghi về vaccine này là "vô căn cứ".