T́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Cách đây 28 năm, Mỹ đă có ư định giáng đ̣n hạt nhân vào B́nh Nhưỡng. Triều Tiên vẫn theo đuổi chương tŕnh vũ khí hạt nhân và việc này có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc.
Triều Tiên kiên quyết cứng rắn, theo đuổi chương tŕnh chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo News.com.au, B́nh Nhưỡng mới đây cảnh báo, việc nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson rầm rộ áp sát bán đảo Triều Tiên là “hành động liều lĩnh”, có thể dẫn đến “hậu quả thảm khốc”.
Lịch sử đă chỉ ra rằng, nếu có thời điểm nào Mỹ cần phải hết sức cẩn thận về vấn đề Triều Tiên th́ đó chính là bây giờ.
Ngày 15.4 tới là dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh của nhà lập quốc Triều Tiên Kim Nhật Thành
Cũng ngày này cách đây 28 năm (15.4.1969), Triều Tiên bắn rơi máy bay do thám Mỹ, khiến toàn bộ 31 quân nhân trên máy bay thiệt mạng.
Trải qua thời gian, sự việc trôi vào quên lăng. Nhưng ở thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đă nổi giận đến mức sẵn sàng ra lệnh tấn công hạt nhân.
Cho đến nay, Triều Tiên không xin lỗi về vụ việc và cũng chưa từng bị trừng phạt v́ hành động này.
Theo báo cáo của quan chức t́nh báo Mỹ, Triều Tiên khá “b́nh tĩnh trong quyết định bắn hạ máy bay”, cho thấy sự việc dường như đă được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Máy bay do thám Mỹ EC-121.
Ở thời điểm năm 1969, chiến tranh Triều Tiên vẫn c̣n đọng lại trong kư ức của nhiều người. Một năm trước đó, Triều Tiên bắt giữ tàu do thám Mỹ USS Pueblo, giam giữ 86 thủy thủ trong suốt một năm.
Vài tháng sau khi các thủy thủ Mỹ được trả tự do, sáng ngày 15.4.1969, máy bay do thám Lockheed EC-121 cất cánh từ Nhật Bản, nhận nhiệm vụ do thám khu vực tây bắc Triều Tiên.
Nhóm quân nhân Mỹ trên chiếc EC-121 hy vọng, họ sẽ an toàn miễn là vẫn ở trong không phận quốc tế. “200 chuyến bay do thám như vậy diễn ra suôn sẻ trong 3 tháng đầu năm 1969”, Đại úy Hải quân Mỹ Dave Wright nói năm 2013.
Nhưng đến một lúc nào đó, B́nh Nhưỡng không tha thứ cho hành động do thám của Mỹ. Richard Mobley, cựu quan chức t́nh báo hải quân Mỹ nhận định: “Triều Tiên từ lâu đă quan ngại về hoạt động của tàu chiến, máy bay Mỹ ngoài khơi”.
Ở thời điểm vụ việc xảy ra, chiếc EC-121 cách bờ biển Triều Tiên 120km. Vào lúc 12 giờ 30 phút, một vài tiêm kích MiG của Triều Tiên cất cánh. Radar của Mỹ ở Hàn Quốc phát hiện thấy điều bất thường và phát đi cảnh báo, nhưng phi hành đoàn trên chiếc EC-121 dường như không nhận được tín hiệu.
Khoảng một tiếng sau, EC-121 biến mất khỏi màn h́nh radar. “Nếu như nhận được thông báo, EC-121 có thể đă hạ thấp độ cao để tăng tốc, cố gắng thoát khỏi sự truy đuổi của các tiêm kích MiG”, ông Mobley nhận định.
Theo ông Mobley, Triều Tiên có thể đă lên kế hoạch tấn công từ trước đó nhiều tháng. B́nh Nhưỡng biết đường bay của chiếc EC-121, hiểu rơ loại máy bay này. Vài tuần trước khi vụ việc xảy ra, Triều Tiên đă đưa các tiêm kích MiG đến sát bờ biển.
Đường bay của chiếc EC-121 trước khi bị máy bay Triều Tiên bắn hạ.
“Những chiếc MiG âm thầm theo dơi EC-121 từ căn cứ, chuẩn bị sẵn kế hoạch tấn công”, ông Mobley nhận định.
Trong khoảnh khắc định mệnh đó, “một chiếc MiG bay ở phía sau để cảnh giới, cách máy bay Mỹ 104km. Chiếc thứ hai áp sát EC-121, phóng tên lửa và nhanh chóng quay trở về không phận Triều Tiên”.
Sau khi vụ việc xảy ra, B́nh Nhưỡng tuyên bố bắn rơi máy bay Mỹ, nói “phi cơ này có hành động gây hấn, tiến vào sâu trong không phận Triều Tiên”.
Tổng thống Mỹ Nixon khi đó nổi giận đến mức “đặt sẵn tay vào nút bấm hạt nhân”. “Nixon hết sức tức giận, ra lệnh một đợt tấn công hạt nhân chiến thuật. Bộ Tư lệnh Mỹ được yêu cầu đưa ra các mục tiêu tấn công”, chuyên gia quân sự Mỹ George Carver nói trên Guardian.
Bruce Charles, phi công Mỹ ở Hàn Quốc khi đó nói rằng, máy bay của anh ta đă gắn bom hạt nhân, chờ lệnh tấn công.
“Khi tôi đến gặp đại tá, mọi chuyện khá đơn giản. Ông ấy mô tả việc một máy bay Mỹ bị bắn hạ, và rằng tôi hăy sẵn sàng ném bom hạt nhân”, Charles kể lại năm 2010. Quả bom hạt nhân mà máy bay của Charles được trang bị, mạnh gấp 20 lần bom hạt nhân thả xuống Hirosima, Nhật Bản, trong Thế chiến 2.
Cuộc duyệt binh quy mô lớn ở Triều Tiên ngày 15.4.2012.
Nhưng quyết định tấn công chưa bao giờ được thông qua. Ở Washington D.C, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger thuyết phục ông Nixon bỏ qua vụ việc.
Một ngày sau đó, Mỹ chuyển sang cân nhắc tấn công bằng vũ khí thông thường. Nhưng có những lo ngại rằng, Washington tấn công B́nh Nhưỡng sẽ kích động chiến tranh toàn diện.
“Nguy cơ bùng nổ chiến tranh khiến cho người ta không c̣n nghĩ đến việc ném bom để trả thù”, chuyên gia Dan Sneider đến từ Đại học Standford, nói trên NPR.
Thay vào đó, Mỹ khởi động lại các chuyến bay do thám, nhưng tăng cường thêm chiến đấu cơ yểm trợ. Dư luận trong nước ca ngợi Nixon v́ sự kiềm chế và rằng, không máy bay nào của Mỹ bị bắn hạ sau đó.
Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa thể trục vớt xác chiếc máy bay EC-121 bị bắn rơi. Thi thể 31 quân nhân Mỹ chưa bao giờ được đưa về quê hương, Đại úy Wright nói.
Vào ngày thứ Bảy tới (15.4), Triều Tiên sẽ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, “với nhiều sự kiện quan trọng diễn ra”.