- Thời báo Hoàn Cầu thống kê một số thành tựu quân sự Trung Quốc đượccho là sẽ tạo ra “kinh ngạc” trên thế giới trong năm 2013.Vũ khí đáng sợ của quân đội TQĐiểm mặt vũ khí đáng sợ nhất của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo tầm trung – xa DF-25/26
Năm 2011, các trang mạng Trung Quốc lan truyền hình ảnh về 2 loại tên lửa đạn đạo mới được gọi là DF-25 và DF-26. Theo một số nguồn tin, đây là 2 trong số “bộ 3 tam kiệt tên lửa tầm trung” cùng với tên lửa DF-16 đã đưa vào trang bị.
Theo giới chuyên gia quân sự Trung Quốc, loại tên lửa này lớn và dài hơn loại DF-16. Trung Quốc hi vọng, DF-25 sẽ cùng DF-16 và DF-26 tạo thành “bộ ba sát thủ” tên lửa đạn đạo tầm trung.
Nhằm chặn đánh Quân đội Mỹ trong chiến lược chuỗi đảo thứ 2 của mình, từ những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển nhiều loại tên lửa mới như DF-15C, DF-21C, DF-21D và CJ-10. Nhưng các loại tên lửa này đều gặp phải một vấn đề lớn đó là hạn chế về tầm bắn.
Chúng không thể tiếp cận đến đảo Guam, Midway, lực lượng Quân đội Mỹ đồn trú tại Australia và căn cứ Diego Garcia (ở trên biển Ấn Độ Dương). Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu chế tạo thế hệ tên lửa tầm trung và tầm xa mới. Và kết quả, họ đã phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung – xa DF-16, DF-25 và DF-26
Hình ảnh được cho là xe mang phóng tự hành tên lửa đạn đạo tầm xa DF-25.
Theo nhận định chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong cuộc chiến tiềm năng với Nhật Bản và Đài Loan, Quân đoàn Pháo binh số 2 sẽ sử dụng tên lửa DF-16 làm chủ chiến với tầm bắn từ 1.000-1.400km.
Nếu xảy ra cuộc chiến với Ấn Độ, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 với tầm bắn 2.500-3.500km. Và việc tiêu diệt các căn cứ của Mỹ tại đảo Guam sẽ sử dụng tên lửa DF-26 với tầm bắn 4.500-5.000 km.
Trước đây, tên lửa DF-25 bị ngộ nhận là tên lửa DF-21C hoặc DF-21D. Trên thực tế DF-25 là một loại tên lửa mới, không phải là tên lửa đạn đạo chống tàu, cũng là biến thể của tên lửa DF-21X. Tuy nhiên DF-25 và DF-21 về phương diện kỹ thuật sản xuất có liên quan với nhau. Một số nguồn tin cho rằng, DF-25 có tầm phóng khoảng 3.000km, có tác dụng thay thế tên lửa DF-4 và DF-21.
Mẫu thử thứ 3 tiêm kích J-20
Tháng 11/2009, Trung Quốc đã lần đầu tiên công khai hình ảnh về máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Ngày 11/1/2011 Trung Quốc đã tiến hành bay thử chiếc J-20 đầu tiên. Hiện Trung Quốc đã chế tạo ít nhất 2 chiếc J-20, trong đó có một chiếc sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Chiếc còn lại sử dụng động cơ WS-10 do Trung Quốc tự chế tạo.
J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, được cho là có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ hay Sukhoi T-50 của Nga.
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 J-20.
Dự kiến, trong năm 2013 Trung Quốc sẽ chế tạo mẫu thứ J-20 thứ 3 với một số cải tiến để đánh giá thử nghiệm thêm loại máy bay này.
Theo giới quân sự Trung Quốc, tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 sẽ chính thức đưa vào sử dụng trong giai đoan 2017-2019.
Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, máy bay J-20 sẽ tạo ra sự đột phá về công nghệ chế tạo máy bay tàng hình, có thể theo kịp với 2 cường quốc quân sự là Nga – Mỹ.
Máy bay tấn công tàng hình không người lái
Mặc dù Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu tàng hình J -20. Tuy nhiên chi phí chế tạo cao và trong chiến đấu chỉ phù hợp với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
Đối với nhiệm vụ thọc sâu, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương, Trung Quốc cho rằng sử dụng máy bay chiến đấu không người lái sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với J-20. Đồng thời chi phí chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình không người lái cũng thấp hơn so với J-20.
Một mô hình máy bay không người lái tương lai của Trung Quốc.
Do đó, Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình không người lái. Theo dự đoán năm 2013, Trung Quốc sẽ tiến hành các thử nghiệm đầu tiên đối với loại máy bay này. Nếu thành công, nó sẽ trở thành nền tảng phát triển cho các loại máy bay chiến đấu không người lái của Trung Quốc trong tương lai.
Đặc biệt, Trung Quốc hy vọng trong tương lai gần sẽ chế tạo thành công máy bay ném bom hạng nặng không người lái dựa trên công nghệ sản xuất máy bay tấn công tàng hình không người lái.
Việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình không người lái không chỉ có ý nghĩa quan trọng cho lực lượng hải quân, không quân, mà còn có ý nghĩa sâu rộng cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Type 095
Theo
Hoàn Cầu, Trung Quốc đang từng bước hoàn thiện chương trình chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 thế hệ mới.
Về cơ bản tàu ngầm Type 095 sẽ được thiết kế dựa trên tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Tống Type 093. Tuy nhiên, Type 095 sẽ cải tiến một số tính năng quan trọng.
Đồ họa tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095.
Thời báo Hoàn Cầu viết rằng, Type 095 sẽ vượt qua tính năng tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles thế hệ đầu của Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân Type 095 sẽ trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh YJ-62 và tên lửa chống ngầm CY-3 tiên tiến.
Ngoài ra, Type 095 sẽ được tích hợp hệ thống phóng thẳng đứng có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất với tầm bắn lên tới 2.000km.
theo kienthuc