Trong những tháng gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đă “bật đèn xanh” để Trung Quốc tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP).
Bắc Kinh đă có phản hồi, khẳng định họ sẽ phân tích một cách cẩn trọng khả năng tham gia TPP. Mặc dù vậy, theo phần lớn các chuyên gia kinh tế, khả năng Trung Quốc tham gia đàm phán về “hiệp định thương mại tự do của thế kỷ 21” tại thời điểm hiện nay không cao.
Tín hiệu mới từ Mỹ
Vào cuối tháng 3/2013, quyền Đại diện Thương mại Mỹ khi đó là Demetrios Marantis đă tuyên bố Mỹ vẫn để ngỏ khả năng Trung Quốc tham gia TPP.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 20/3 để giới thiệu chương tŕnh nghị sự thương mại của Mỹ năm 2013, Marantis nói việc Bắc Kinh có tham gia tiến tŕnh đàm phán về TPP hay không là tùy thuộc vào Trung Quốc và vào việc liệu nước này có thuyết phục được 11 nước đang đàm phán về TPP (tại thời điểm đó Nhật Bản chưa tham gia) rằng Bắc Kinh có thể tuân thủ các yêu cầu của hiệp định này.
Tiếp đó, vào tháng Năm, Thứ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách thương mại quốc tế Francisco J. Sanchez khẳng định Mỹ hoan nghênh Trung Quốc tham gia TPP.
Sau khi Mỹ “bật đèn xanh,” phát biểu với báo giới hôm 30/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang nói: "Chúng tôi sẽ phân tích những thuận lợi, bất lợi và triển vọng tham gia TPP trên cơ sở nghiên cứu thận trọng và theo các nguyên tắc b́nh đẳng và cùng có lợi.”
Chỉ sau đó một ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei khẳng định nước này cởi mở với tất cả các sáng kiến hợp tác có lợi cho hội nhập kinh tế khu vực và sự thịnh vượng chung trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, trong đó có TPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Những phát biểu trên của các quan chức Trung Quốc cho thấy họ đă thay đổi quan điểm về TPP.
Theo các chuyên gia phân tích, trong những năm qua, ṿng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu đă liên tục rơi vào t́nh trạng bế tắc. Điều này đă buộc Mỹ phải thúc đẩy các hiệp định thương mại khu vực ngoài khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cùng với TPP, Mỹ đă khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Liên minh châu Âu (EU).
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ hy vọng sẽ tái định h́nh các quy tắc thương mại toàn cầu, đồng thời cải thiện các quy tắc và chuẩn mực thông qua việc thúc đẩy TPP và TTIP.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc phải xem xét lại chiến lược của ḿnh. Nếu không, họ sẽ bị gạt ra bên lề các quy tắc thương mại toàn cầu. Càng tham gia đàm phán về TPP sớm bao nhiêu, Trung Quốc càng có ảnh hưởng lớn bấy nhiêu tới việc định h́nh các quy tắc thương mại mới. Do vậy, Bắc Kinh đă có quan điểm tích cực hơn đối với TPP.
Bên cạnh đó, ông Wu Jiahuang, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu WTO Trung Quốc, cho biết trong lúc ban lănh đạo mới của Trung Quốc đang t́m cách đẩy mạnh cải cách và mở cửa, TPP có thể sẽ là một bước đột phá đối với nước này.
Trong quá khứ, Trung Quốc đă có nhiều thành công trong việc thúc đẩy cải cách ở trong nước nhờ gia nhập WTO. Chẳng hạn, theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong quá tŕnh gia nhập WTO, nước này đă sửa đổi tổng cộng 2.300 văn bản luật và quy phạm pháp luật ở cấp trung ương và hơn 19.000 quy định ở cấp địa phương.
Ngoài ra, sự thay đổi quan điểm của Trung Quốc sau khi Nhật Bản quyết định tham gia đàm phán TPP là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của nước này trong việc tranh giành ảnh hưởng ở châu Á với Tokyo cả về chính trị lẫn kinh tế.
Trung Quốc đă sẵn sàng?
Mặc dù Trung Quốc có quan điểm tích cực hơn với TPP nhưng theo hầu hết các chuyên gia phân tích, tại thời điểm hiện nay, Bắc Kinh vẫn chưa sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán.
Ông Matthew Goodman, người đă từng giữ vai tṛ điều phối viên của Nhà Trắng tại các diễn đàn khu vực như APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama, nói: “Việc Trung Quốc tham gia thương lượng về TPP trong giai đoạn này là rất khó khăn. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẵn sàng, sẵn ḷng và có thể tham gia đàm phán về TPP cho dù nước này đă thể hiện sự quan tâm và đang cân nhắc vấn đề này một cách nghiêm túc.”
Trên thực tế, so với các hiệp định thương mại tự do khác hiện hành, TPP đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho các nước thành viên, nhất là các vấn đề liên quan tới việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và quyền sở hữu trí tuệ. Về nguyên tắc, TPP không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào. V́ vậy, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi gia nhập TPP.
Đáng chú ư, cho dù các quan chức của Mỹ, Nhật Bản và các nước tham gia đàm phán về TPP khác đều khẳng định không loại trừ khả năng mời Trung Quốc tham gia vào khối này nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng trước tiên, Bắc Kinh cần phải thực hiện hàng loạt các cuộc cải cách kinh tế.
Mặt khác, hiện tại, Trung Quốc đang tham gia đàm phán RCEP với 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và năm nước đối tác đối thoại khác của ASEAN gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.
Trong các cuộc đàm phán về RCEP, vốn được nhiều người coi là đối thủ cạnh tranh của TPP, Trung Quốc - với tư cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - vẫn đang giữ vai tṛ dẫn dắt và có ảnh hưởng lớn trên bàn đàm phán. Nếu Trung Quốc tham gia TPP, điều này có thể phá hỏng thế chủ động của chính Bắc Kinh và ngược lại, có thể củng cố vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong khu vực.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn hoài nghi Washington. Chuyên gia Zhang Yunling của Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc nói: “Mỹ có thể không thực sự hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia vào TPP bởi quy mô khổng lồ của thị trường nước này sẽ làm suy yếu vị thế của Mỹ trong việc định h́nh các quy tắc thương mại mới trong TPP.”
Nhật báo China Daily dẫn lời chuyên gia về các vấn đề thương mại Arvind Subramanian của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington nói: “Tôi vẫn chưa rơ v́ sao Mỹ muốn Trung Quốc tham gia TPP, ít nhất là trong giai đoạn đàm phán hiện nay.” Có lẽ, đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người tại thời điểm hiện nay./.
Nguồn: Thanh Tùng/TTXVN