Các lệnh hạn chế của Mỹ nhằm vào tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC được cho là đ̣n giáng trực diện vào tham vọng của Bắc Kinh nhằm trở thành siêu cường công nghệ.Trong những năm qua, Trung Quốc đă kỳ vọng rằng nhà sản xuất chip lớn nhất nước này, SMIC, có thể giúp nền công nghiệp của Bắc Kinh giảm phụ thuộc vào những "ông lớn" như Intel (Mỹ) và Samsung (Hàn Quốc). Tuy nhiên, các động thái mới nhất của Mỹ dường như đă đẩy những tham vọng trên vào thế khó.
Cuối tuần qua, Mỹ thông báo sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu Mỹ phải nộp đơn xin giấy phép trước khi có thể bán hàng hóa cho SMIC. Mỹ cáo buộc SMIC có thể sử dụng công nghệ mà họ có được nhằm giúp Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, dù SMIC nói không có quan hệ với quân đội của Bắc Kinh.
Trong thông báo ngày 20/12, SMIC thừa nhận rằng lệnh hạn chế của Mỹ dù không ảnh hưởng tới hoạt động ngắn hạn của công ty, nhưng lại tác động mạnh tới mục tiêu dài hơi của tập đoàn, trong đó gây ra "tác động bất lợi" với khả năng phát triển các chip công nghệ siêu tiên tiến. Mỹ đă tuyên bố rơ ràng rằng bất kỳ yêu cầu xuất khẩu công nghệ cần thiết nào để sản xuất chip siêu tiên tiến "sẽ bị từ chối" - một vấn đề lớn với SMIC.
Trên thực tế, tập đoàn Trung Quốc vốn đang phải đối mặt với những rào cản to lớn để bắt kịp các đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Công ty này vẫn c̣n chậm chân hơn các "ông lớn" trong ngành như Intel, Samsung, TSMC khoảng từ 3-5 năm.
"Chúng tôi cho rằng một trong số nhiều đ̣n gây ảnh hưởng tới Trung Quốc chính là bằng cách ngăn chặn họ vươn lên thành siêu cường công nghệ. Mặc dù các sản phẩm thay thế của Trung Quốc đă xuất hiện trong các bộ phận của chuỗi cung ứng, nhưng thông số kỹ thuật của chúng thường chậm hơn từ hai đến ba thế hệ", chuyên gia Phelix Lee từ công ty tư vấn Morningstar (Mỹ) nhận định hồi tháng 9.
Ông Lee cho rằng SMIC đang gặp phải bài toán khó trong việc nội địa hóa hoàn toàn việc sản xuất các chất bán dẫn 40 nanomet, chưa kể tới những sản phẩm chỉ khoảng 5 nanomet như TSMC và Samsung đă và đang thương mại hóa.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư cũng bày tỏ quan ngại về tương lai của SMIC. Cổ phiếu của tập đoàn này ở thị trường chứng khoán Hong Kong đă sụt giảm 4,5% sau khi Mỹ công bố lệnh hạn chế.
Giới chuyên gia nhận định rằng áp lực từ Mỹ cho thấy tầm quan trọng và thách thức Trung Quốc phải đối mặt để t́m ra giải pháp cho "bài toán khó" của SMIC.
Chuyên gia Lee cho rằng Trung Quốc có thể sẽ tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành sản xuất chip nước này trong nỗ lực theo kịp thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, họ cũng cho rằng sự phụ thuộc của SMIC vào thiết bị của Mỹ để sản xuất chip siêu tiên tiến sẽ không thể biến mất "ngày một, ngày hai".
Ngoài ra, giới chuyên gia dự đoán Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên công ty Trung Quốc. Hồi đầu tuần, Bộ Thương Mại Mỹ đưa hàng loạt công ty Trung Quốc vào "danh sách đen" hạn chế nhập khẩu hàng hóa Mỹ. Một vài công ty về hàng không Trung Quốc nằm trong danh sách trên, động thái cho thấy chuỗi cung ứng của họ có thể sẽ gặp vấn đề trong tương lai.
|