Khi khai quật một ngôi mộ ở Turpan, các nhà khảo cổ Trung Quốc đă t́m thấy nhiều hiện vật giá trị. Trong số này, họ bất ngờ phát hiện những chiếc bánh sủi cảo có niên đại từ thời nhà Đường.
Vào năm 1959, các nhà khảo cổ ở Tân Cương, Trung Quốc đă khai quật một ngôi mộ cổ ở Turpan và có những phát hiện quan trọng.
Theo các chuyên gia, bên trong mộ cổ thời nhà Đường có những chiếc bánh sủi cảo được bảo quản khá tốt. Trải qua hàng ngàn năm "ngủ vùi" trong ḷng đất, những chiếc bánh sủi cảo vẫn c̣n khá nguyên vẹn.
H́nh dáng và màu sắc của những chiếc bánh sủi cảo t́m thấy bên trong mộ cổ khá giống ngày nay.
Bánh sủi cảo là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc trong suốt hàng ngàn năm qua. Thậm chí, món ăn này c̣n được nhiều người dân ở Tây Vực ưa chuộng.
Ngoài bánh sủi cảo, các chuyên gia c̣n t́m thấy nhiều món bánh khác trong ngôi mộ cổ thời nhà Đường gồm: bánh trung thu, bánh ngọt và một số món bánh tráng miệng khác.
Việc t́m thấy nhiều món ăn trong mộ cổ thời nhà Đường cho thấy văn hóa ẩm thực thời đó vô cùng phong phú và đa dạng.
Các chuyên gia nhận định sủi cảo và các món ăn c̣n gần như vẹn nguyên trong mộ cổ là nhờ yếu tố khí hậu. Do khu vực này thường nắng nóng, hạn hán kéo dài nên những món ăn này bị mất nước nhanh. Điều kiện thời tiết này kéo dài trong nhiều năm giúp chúng bảo quản gần như nguyên vẹn theo năm tháng.
Từ những món ăn được phát hiện trong mộ cổ, các chuyên gia suy đoán chủ nhân ngôi mộ có thể xuất thân từ tầng lớp giàu có. Người xưa hy vọng rằng người chết sẽ có cuộc sống sung túc, giàu có ở thế giới bên kia nên tùy táng cùng nhiều đồ giá trị, thức ăn, quần áo... mà lúc sống họ yêu thích.