Từ cao nguyên bắt đầu vàng rực dă quỳ, tôi về miền tây giữa mùa nước nổi. Và trời ạ, vẫn là một màu vàng tít tắp ấy giữa bạc trắng nước. Điên điển đấy. Nghe nhiều về cái thứ hoa giống như hoa điền thanh ở miền bắc dạo nào nhưng không phải điền thanh, h́nh như cũng không dây mơ rễ má ǵ nữa. Với người miền tây, bông điên điển thân thuộc như rau muống của người bắc, rau má của người xứ thanh..
Điên điển là một loại cây hoang tự nhiên. Những lưu dân nam bộ mở cơi đă rất giỏi khi biến tất cả những thứ cây lá ǵ ḿnh gặp trên đường nam tiến thành thức ăn dân dă mà giờ đang trở thành đặc sản.
Tôi đă từng nhậu trên thuyền, con thuyền cứ trôi liu riu thế, trên ấy là một cái lẩu, và người nhậu cứ tḥ tay ra mạn thuyền hái những thứ lá xùm x̣a xung quanh ấy, cũng chả cần rửa v́ nó khá sạch, cứ thế nhúng vào lẩu, mà ngọt mà ngon mà đầy dư vị, cảm xúc... những là lá xoài, cách, kèo nèo, bông súng, đọt súng, rau đắng, rau ngổ, lá tai tượng, rau má, rau dừa, bông bí, bông so đũa, lục b́nh, rau muống, rau nhút, cần nước, rau đắng đất, cải xanh, đậu rồng, càng cua, hẹ, đọt chùm ruột,... và bông điên điển.
Nhưng mà bây giờ để kiếm được một bữa điên điển đúng ư cũng không dễ dàng lắm. Nhà văn Hữu Nhân, thư kư ṭa soạn tạp chí văn nghệ Đồng Tháp chở tôi trong một ngày qua 5 huyện, trưa ấy ghé quán "Bên sông" thuộc huyện Tam Nông, anh đăi tôi chỉ nguyên bông điên điển. Ấy là điên điển xào tôm, điên điển ăn sống với cá linh kho ngót, và điên điển nhúng vào lẩu cá kèo. Ăn bằng tâm thế khám phá, tôi đă đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác trong một tâm cảm xúc động và rưng rưng.
Cái gọi là tôm ở Nam Bộ nó khác hẳn ở ngoài bắc và ngoài trung. Tôm phải là thứ giống tép nhưng to cỡ ngón chân cái người lớn trở lên, c̣n dưới đấy là... tép hết. Chao ơi là cái giống tôm đồng bằng, vỏ mỏng thịt ngọt lừ, cắn miếng nào biết miếng ấy, nó được bông điên điển phả vị phả sắc vào, chả biết cái nào ngon hơn cái nào, chỉ biết cuối cùng th́ đĩa điên điển xào tôm chỉ c̣n sót lại... tôm, những con tôm to kềnh...
Mùa này cá linh đă lớn. Nó như cá mương cá mán, như đ̣ng đong cân cấn, như cá mại mại, nhưng lại không phải. Đến mùa, cá linh đi đặc sông. Người ta chỉ ăn cá linh khi c̣n nhỏ. To hơn cỡ ngón tay bị chê là... xương. Nhiều ăn tươi không hết th́ làm mắm.
Món đơn giản nhất là kho ngót với thơm hoặc nước dừa. Th́ nó đơn giản vô cùng, rửa sạch đi, cho vào nồi, cho ít muối thôi, ngót là không mặn, là ngọt nữa. Cho thơm thái mỏng vào, nước sôi lúp xúp th́ bắc ra, nóng thế, gắp bông điên điển vào bát, lấy th́a múc cá linh vào, nhớ cả nước cả cái, rồi và ăn như ăn ghém. Cha mẹ ơi, con t́ con vị nó thức dậy hết.
Cái ngọt của cá linh, cái tươi của bông điên điển, thoảng một vị ngân ngấn đắng của ḷng cá và của cả nhụy bông điên điển, ta hít hà cái hương vị đồng bằng lênh loang ngay trong cái bát vàng ươm điên điển kia rồi mà cảm khái chiêu ngay một ngụm rượu, ngậm mà nghe cái nồng nàn cái dư ba của nước của trời phương nam.
Cá kèo là một loại đặc sản phương Nam. Giờ nó đă được bày bán ở khắp nước, nhưng phải vào chính nơi nó bơi nó lội, nó bầy đàn lúc nhúc ấy, nó quẫy sôi ùng ục ấy, vớt lên từng vợt, khéo léo đổ nó vào cái lẩu đang sùng sục sôi, phải thật khéo bởi cá kèo rất khỏe và đương nhiên nước sẽ bắn vào ḿnh.
Cá kèo tươi, ngọt lừ và thấm tháp, cắn ngang một nhát, nghe vị nó ngấm vào chân răng rồi lừ lừ trôi xuống cổ, xuống dạ dày mà vẫn c̣n như nghe cá đang tê tê giăy... Khác với cá linh, cá kèo hiện nay cũng đă được nuôi để bổ sung cho nguồn cá tự nhiên đang cạn kiệt.
Cái lẩu cá kèo ấy, nhúng bông điên điển vào, thôi chả cần tả, bởi cho dẫu có "thần bút" đi nữa, chắc ǵ đă viết nổi cái tuyệt vời của cái món đă từng dân dă nhưng giờ đă được nâng lên hạng thặng thừa, trở thành món đinh trong các nhà hàng lớn ở thành phố...
Điên điển dại thường quắt queo khô héo vào mùa khô, nhưng đến mùa mưa th́ như có một phép màu, nó cứ bừng lên cái sức sống hoang dă man dại như dă quỳ Tây Nguyên, lan nhanh theo con nước, rồi bung hoa, rờm rợp lắt lay trên nước trên bùn. Nhưng hiện nay người ta phải trồng điên điển để bán, bởi để trị thủy, nhiều con đê bao đă được dựng lên và nó vô t́nh ngăn sự phát tán của điên điển dại.
Ở xa nghe nói lũ là ngại, thấy lũ lại thương dân vất vả chống lũ, nhưng, nếu không có lũ c̣n vất vả hơn. Lũ ở vùng châu thổ sông Cửu Long nó không đơn giản chỉ là lũ như ở miền bắc, miền trung. Lũ về mang theo no ấm.
Ông Vơ Văn Kiệt bằng sự am hiểu sâu sắc về vùng này đă đưa ra một chủ trương rất hay là sống chung với lũ. Có tờ báo mới giật tít "Lũ đẹp" cũng bị vài người phản ứng. Họ không biết rằng, lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miệt sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
Năm ngoái chúng tôi lại xuống Long An, giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi th́ toàn bộ vùng này thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm, nước chỉ c̣n đọng ở các lung, trấp, đ́a, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ.
Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con lộ nào cũng song song một con kinh bên cạnh, làm nên một đặc trưng đồng bằng Nam Bộ. Người ta đào kênh (kinh) để thông thương, để lấy nước, chỉ huy nước, lấy đất ấy đắp đường (lộ), cứ chằng chịt như thế, những con kinh huyết mạch nối những cù lao, những giồng... thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.
Có điều hết điên điển dại, cũng chấm dứt cái cảnh rất lăng mạn cô thôn nữ đồng bằng chèo xuồng hái bông điên điển giữa mùa lũ, cái dáng nhỏ nhoi phơ phất khăn rằn như một điểm xuyết giữa miên man màu vàng điên điển nó mới gợi mới xốn xang làm sao?...
Bông điên điển c̣n được người miền Tây chế biến ra nhiều món hấp dẫn nữa, như làm nhân bánh xèo, canh cua, canh cá rô... và ở "địa hạt" nào nó cũng đều phát huy tác dụng, đều tỏa hết vị hết sắc của ḿnh làm tươi lên, rạng lên, nồng nă lên cái độc đáo dân dă của nó, để ai đó, một lần về miền tây mùa lũ, khi đi vẫn mang mang cái mong manh mà rợn ngợp của màu vàng điên điển...
Theo VĂN CÔNG HÙNG (Lâm Đồng Online)