R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
|
Ấn Độ phá 'chuỗi ngọc trai' của Trung Quốc
Củng cố "Bức màn sắt", khôi phục IOR-ARC (*) là cách mà New Delhi thực hiện chống lại "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc đang thít chặt, bao vây tiểu lục địa
(*) Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương
Cuối tháng 2, Hải quân Ấn Độ triển khai máy bay trinh sát biển Dornier-228 (1) tại thủ đô Victoria của Seychelles trong 2 năm, nhằm giúp đỡ quốc gia này bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và chống cướp biển tại Ấn Độ Dương.
Bên cạnh máy bay Dornier, hai máy bay trực thăng Chetak của Ấn Độ cũng được trao cho Seychelles, để thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển trong thời gian tới.
Đây là một phần trong thỏa thuận đạt được giữa Ấn Độ và Seychelles trong chuyến thăm quốc đảo này của Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ A K Antony tháng 7/2010.
Máy bay trinh sát biển Dornier-228, món quà mà New Delhi dành tặng quốc đảo Seychelles.
Seychelles, quốc gia có 150 ḥn đảo với diện tích đất liền chỉ 450 km2 nhưng sở hữu vùng đặc quyền kinh tế rộng tới 1,3 triệu km2, án ngữ trên tuyến đường vận chuyển quốc tế trên Ấn Độ Dương.
Cùng với Mauritius, Seychelles là một bộ phận của quần đảo Chagos, từng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các cường quốc biển gồm: Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc.
Năm 2007, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đă đến thăm nước này đồng thời mời ông James Michel, Tổng thống Seychelles, một trong ít lănh đạo quốc tế tham dự lễ khai mạc Triển lănh quốc tế Thượng Hải, tổ chức năm 2010.
Thay v́ phản đối sự thâm nhập của Trung Quốc, Ấn Độ âm thầm tăng cường hợp tác với quốc đảo này. Lợi thế của Ấn Độ trong quan hệ với Seychelles là quốc đảo từng là thành viên của Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC), được New Delhi khởi xướng thành lập năm 1997. Hơn nữa, Seychelles đang cần sự giúp đỡ của Ấn Độ để giám sát, tuần tra và khai thác nguồn tài nguyên biển rộng lớn.
Vị trí trọng yếu của quốc đảo Seychelles.
Đầu tháng 6/2010, Ấn Độ đón Tổng thống Michel. Tiếp theo là hàng loạt cuộc trao đổi đoàn cấp cao nhất về chính trị giữa hai nước, bàn về những vấn đề chiến lược trong quan hệ đối.
Đáng chú ư là chuyến thăm 2 ngày của Bộ trưởng Quốc pḥng A. K. Antony tới Seychelles vào tháng 7/2010. Trong chuyến thăm, Ấn Độ nhất trí hợp tác trong lĩnh vực chống cướp biển, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trên biển, gia tăng các hoạt động viếng thăm của tàu chiến Ấn Độ tới khu vực.
Trước đó, năm 2005, Ấn Độ đă tặng Seychelles chiến hạm INS Taramugli, là một phần trong cam kết của Ấn Độ xây dựng hải quân cho Seychelles.
Quan trọng hơn cả, việc làm trên của Ấn Độ là loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc t́m kiếm thêm các “hạt ngọc” trong chiến lược “chuỗi ngọc” bao vây, kiềm chế Ấn Độ.
Việc triển khai máy bay trinh sát biển Dornier-228 và sắp tới là máy bay trực thăng Chetak, cùng với trạm giám sát, chặn thu bố trí ở phía bắc Madagascar thu thập tin tức t́nh báo về hải quân các nước hoạt động trong khu vực; t́m cách đứng chân ở Oman, Mauritius là bước đi thực hiện chiến lược Bức màn sắt (Iron Curtain) để đảm bao an ninh cho tuyến vận chuyển hàng hải từ châu Phi, Trung Đông qua Ấn Độ Dương nhưng quan trọng nhất là giám sát hoạt động của Trung Quốc và Pakistan tại Ấn Độ Dương, nhất là hoạt động của Trung Quốc tại Vịnh Eden.
Bên cạnh Seychelles, trong những năm gần đây Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia Mauritus, Madives, Indonesia và các quốc gia khác thuộc vành đai Ấn Độ Dương như Nam Phi, Tanzania và Mozambique trong lĩnh vực kinh tế và quân sự như bỏ việc đánh thuế 2 lần đối với hàng hóa của nhiều nước trên; cung cấp các tàu tuần tra hải quân; giúp đào tạo, sửa chữa các cơ sở hải quân cho các quốc gia khu vực mà Trung Quốc đang ve văn; tuần tra chung với hải quân Indonesia và Sri Lanka, tập trận với Singapore và Oman, đảm bảo an ninh biển cho các hội nghị thượng đỉnh tại Mozmbique. Đây chính là nỗ lực của Ấn Độ khôi phục tổ chức IOR-ARC.
(1) HAL-Dornier-228 là máy bay trinh sát biển do Ấn Độ sản xuất, theo giấy phép của công ty M/s Dornier GmbH (Đức). Đây là loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu cao, động cơ 2 turbin cánh quạt, đảm nhận nhiều vai tṛ quân sự và dân sự.
Việc áp dụng thiết kế khí động học mới, có phần đặc biệt, Dornier-228 cải thiện đáng kể tỷ lệ nâng/cản so với thiết kế thông thường, giảm được lực cản và giảm trọng lượng máy bay nhưng thân vẫn vững chắc. Do đó, Dornier-228 phù hợp với công tác tuần tra trên biển.
Dornier-228 được trang bị các loại radar, các thiết bị điện tử Eagle dùng để phát hiện tàu chiến, máy bay, các thiết bị nhận dạng bạn/thù, hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống xử lư phao âm phát hiện tàu ngầm, kết nối dữ liệu để liên lạc với trung tâm chỉ huy dưới mặt đất, và trang bị tên lửa Trishul, thủy lôi hiện đại Sheyna do Ấn Độ nghiên cứu và sản xuất.
Quang Minh (tổng hợp)
(báo Đất Việt)
Last edited by adams; 03-02-2011 at 03:26.
Reason: bài trùng/ replacement
|