Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Rath Hoffman ngày 23/10 cho biết, việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống pḥng không S-400 có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ của Ankara với Washington.
Bộ Quốc pḥng Mỹ mạnh mẽ lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống pḥng không S-400 vào ngày 16/10 - một vụ thử được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan xác nhận ngày 23/10, ông Hoffman cho biết.
“Chúng tôi phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống này, điều này có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ an ninh của giữa hai nước”.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 16/10 cũng đưa ra một tuyên bố tương tự.
Ông Hoffman cũng tái khẳng định lập trường của Washington rằng “hệ thống S-400 đang hoạt động không phù hợp với các cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là Đồng minh của Mỹ và NATO”.
Ông Erdogan cùng ngày cũng tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có bất kỳ cuộc tham vấn nào với Mỹ liên quan đến các cuộc thử nghiệm hệ thống pḥng không S-400 mua từ Nga.
Bộ trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 22/10 xác nhận rằng nước này đă tiến hành thử nghiệm hệ thống pḥng không S-400 ở Sinop, cho thấy rằng các cuộc thử nghiệm chỉ đơn giản là hoạt động theo lịch tŕnh trong hợp đồng.
Kể từ năm 2018, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đưa ra một số biện pháp để gây áp lực buộc chính quyền Ankara hủy bỏ việc mua S-400, bao gồm loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuỗi cung ứng máy bay F-35, bất chấp việc này có thể làm tăng chi phí sản xuất.
Mỹ đă đề xuất mua S-400 từ Ankara, nhằm phá vỡ thế bế tắc. Lầu Năm Góc tuyên bố S-400 không tương thích với các tiêu chuẩn an ninh của NATO và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các máy bay phản lực F-35 của họ.
Thổ Nhĩ Kỳ đă nhiều lần tuyên bố sẽ kích hoạt các hệ thống tên lửa do Nga chuyển giao giữa năm 2019, bất chấp những lời đe dọa trừng phạt của Mỹ.
VietBF @ Sưu tầm