Cho đến những ngày cuối đời, NSND Diệp Lang - ngôi sao sáng của làng cải lương Việt Nam - vẫn đau đáu nỗi nhớ quê hương và ánh đèn sân khấu.
NSND Diệp Lang tên thật Dương Công Thuấn, sinh ngày 4/3/1941 tại làng B́nh Tiên, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là Tân B́nh, Châu Thành, Đồng Tháp). Ông là nghệ sĩ cải lương, sân khấu, diễn viên điện ảnh và đạo diễn huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam.
NSND Diệp Lang - người thầy lớn của nghệ sĩ cải lương nước nhà.
Lên 8 tuổi, nối nghiệp cha là thầy Ba Diệp, ông theo học ở Đoàn Cải lương Tam Phụng. Tuy nhiên, không muốn con trai nối nghiệp đàn v́ người đàn chỉ ngồi sau sân khấu, thầy Ba Diệp t́m thầy dạy hát và cho Diệp Lang, cho ông học đóng những vai phụ đầu tiên.
Năm 12 tuổi, Diệp Lang lần đầu bước lên sân khấu trong vở Lấp sông Gianh của Đoàn Cải lương Kim Thoa. Sau đó lần lượt là các vai phụ như Việt Hùng – Minh Chí, đến Phụng Hảo – Ba Vân... Khi về đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ, ông mới được giao vai chính trong vở Chiếc nhẫn kim cương . Tại đây, ông được soạn giả Nguyễn Huỳnh đặt nghệ danh Diệp Lang (tức con của thầy Ba Diệp).
Năm 1962, Diệp Lang gia nhập đoàn Kim Chưởng và được soạn giả Thu An giao vai người cha trong vở Người anh khác mẹ . Vai diễn này giúp ông giành Giải thưởng Thanh Tâm dành cho diễn viên triển vọng năm 1963. Chuyên trị các vai người cha, ông hội đồng... Diệp Lang được yêu mến nhờ diễn xuất linh hoạt và giọng hát khắc khoải, sầu bi.
NSND Diệp Lang: Từ cậu bé 8 tuổi đến 'huyền thoại cải lương' của Việt Nam - Ảnh 2.
Sau năm 1975, Diệp Lang nổi bật với các vai diễn thành công như: Trung sĩ Tám trong T́m lại cuộc đời , Hội đồng Thăng trong Đời cô Lựu , Lê Quư trong Tâm sự Ngọc Hân , Hội đồng Dư trong Tiếng ḥ sông Hậu , Lê Xuân Giác trong Tiếng sóng Rạch Gầm , Ông nội trong Cây lẻ bạn , Ông Hai trong Đàn ca tri kỷ . Đặc biệt, ông được gọi là ông Hội đồng Dư, một vai diễn kinh điển trong ḷng công chúng.
Hơn 50 năm hoạt động trên sân khấu và điện ảnh, ông giành nhiều giải thưởng cao quư như Huy chương Vàng triển vọng Giải Thanh Tâm (1963), Bằng Danh dự Giải Thanh Tâm (1964), Nghệ sĩ Ưu tú (1993), Huy chương V́ sự nghiệp sân khấu (2000), Giải Mai vàng (2001) và Nghệ sĩ Nhân dân (2003). Sau đó, Diệp Lang ngừng sự nghiệp ca hát.
Diệp Lang từng có cuộc hôn nhân ngắn ngủi với nghệ sĩ Phượng Liên. Cả hai có một trai, một gái nhưng khi con gái chưa đầy 2 tháng tuổi, cuộc hôn nhân rạn nứt. Phượng Liên cho biết nguyên nhân ly thân là do “sống chung không ḥa hợp”.
Năm 1978, Diệp Lang gia nhập đoàn cải lương Sài G̣n 2 và gặp bà Thu Phong (hoa khôi trường Gia Long ngày xưa), lúc đó làm soát vé. Cả hai kết hôn và có hai con, trong đó con trai út Diệp Tiên, là đạo diễn sân khấu và diễn viên. Dù con trai không theo nghiệp hát, nhưng với Diệp Lang, đó là sự tiếp nối đáng quư.
“Người vợ tào khang” của Diệp Lang chia sẻ, hai người đến với nhau lúc nghèo khó, không có h́nh cưới làm kỷ niệm. Bà luôn chăm sóc gia đ́nh và con cái khi ông đi diễn. Khi Diệp Lang mắc bệnh, bà ở bên và chăm sóc chu đáo, thường đùa vui rằng ḿnh vừa là y tá, vừa là nô t́ v́ phải túc trực chồng mọi lúc.
Cuộc đời NSND Diệp Lang gắn liền với sân khấu và bệnh viện. Bệnh tật theo ông từ khi trẻ đến lúc già. Năm 2010, gia đ́nh ông lặng lẽ sang Mỹ định cư, khiến khán giả tiếc nuối. Vợ chồng ông sống trong căn nhà nhỏ tại San Diego, thường đi dạo và tập thể dục để cải thiện sức khỏe. Ông cảm thấy nhẹ nhơm nhờ được điều trị bệnh miễn phí nhưng nỗi nhớ nhà và nghề hát vẫn thường trực trong ḷng người nghệ sĩ già.
Vợ “đệ nhất kép lăo” chia sẻ, có khi đang ngủ chồng bà bỗng dưng bật dậy hát vu vơ: “Trong giấc mơ, Diệp Lang luôn thấy ḿnh đứng trên sân khấu”. Tâm sự với báo chí, ông luôn ước mơ được trở về Việt Nam.
Những ngày cuối đời, NSND Diệp Lang rất yếu, hầu như chỉ nằm ở nhà. Ngày 11/3/2023, ông qua đời tại San Diego, California, hưởng thọ 82 tuổi. Diệp Lang ra đi trong ṿng tay người thân, để lại niềm tiếc thương cho khán giả yêu mến cải lương. Một năm sau, vợ ông cũng qua đời.
Đối với NSND Bạch Tuyết, Diệp Lang không chỉ là người anh mà c̣n là người thầy lớn trong nghề. “Hành trang trong chuyến di cư lần này của anh rất nặng, chứa đầy ắp t́nh yêu thương của gia đ́nh, bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là tấm chân t́nh của quư khán giả yêu nghệ thuật cải lương suốt mấy mươi năm qua… Từng câu ca, từng vai diễn của anh sẽ c̣n sống măi và đi cùng năm tháng. Anh đă là một huyền thoại của sân khấu Việt Nam”, bà từng xúc động chia sẻ.
VietBF@ sưu tập