R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 124,680
Thanks: 9
Thanked 6,356 Times in 5,323 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 159
|
Việt Nam có một chính sách đối ngoại nào không?
Ngoại giao Việt Nam tỏ ra đặc biệt sôi động trong hai tháng qua. Chủ tịch nước đi Trung Quốc cuối tháng 6, một tuần sau đi Indonesia và một tháng sau đi Mỹ. Những chuyến công du ở cấp nguyên thủ quốc gia chắc chắn là phải được thỏa thuận từ lâu, sự dồn dập này nằm trong một kịch bản: Hà Nội biết trước rằng họ cần trấn an các đối tác quốc tế quan trọng cũng như dư luận quốc nội sau những thỏa hiệp rất nghiêm trọng với Trung Quốc.
Tại sao Indonesia và Hoa Kỳ lại là những nước cần được thăm viếng ngay sau chuyến đi Trung Quốc ? Đó là v́ hai nước này có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam.
Indonesia không phải là một nước phát triển giàu mạnh, trao đổi kinh tế và văn hóa với Việt Nam không đáng kể nhưng lại là nước có trọng lượng và tiếng nói áp đảo trong khối ASEAN v́ dân số (gần một nửa dân số ASEAN) và vị trí chiến lược (3/4 hàng hóa đường biển của thương mại quốc tế đi ngang Indonesia).
Có thể nói ASEAN quan trọng đối với thế giới chủ yếu v́ Indonesia. Văn pḥng ASEAN đặt ở Djakarta. Việt Nam cần ASEAN như một không gian sinh tồn bắt buộc và v́ ASEAN cũng là thị trường xuất khẩu thứ ba của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Châu Âu. ASEAN có lư do để lo ngại sau những ǵ mà ông Trương Tấn Sang vừa thay mặt chính quyền Việt Nam thỏa thuận với Trung Quốc. Mục tiêu chính của ASEAN là liên kết các nước Đông Nam Á để cùng đương đầu với áp lực của Trung Quốc trong vùng.
Vậy mà Việt Nam đă thỏa thuận với Trung Quốc rằng “Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái B́nh Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á… (1). Thỏa thuận này trên thực tế có nghĩa là từ nay Hà Nội sẽ nhận chỉ thị của Bắc Kinh trong mọi quan hệ đối với ASEAN và các định chế chung quanh ASEAN; nó biến Việt Nam thành nội ứng của Trung Quốc trong ḷng ASEAN và một cách tự nhiên nó khiến các thành viên ASEAN nh́n Việt Nam như một kẻ phản trắc. Trong dự tính của ban lănh đạo cộng sản Việt Nam ông Sang cần đi Indonesia ngay sau chuyến đi Bắc Kinh v́ ASEAN đang bị một cú sốc lớn.
Hoa Kỳ lại càng quan trọng hơn. Phải nói thẳng nếu không có Hoa Kỳ th́ Trung Quốc đă chiếm hết Biển Đông rồi. Hoa Kỳ là bảo đảm cho ḥa b́nh trên thế giới và trong vùng. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thuận lợi nhất đem lại thặng dư thương mại hơn 15 tỷ cho Việt Nam trong năm 2012 và quan hệ với Hoa Kỳ cũng quyết định quan hệ đối với Châu Âu, Nhật và các nước dân chủ khác. Ngoại thương với Hoa Kỳ và các nước này chiếm sấp sỉ 80% ngoại thương Việt Nam; điều này có nghĩa là nếu quan hệ với Hoa Kỳ v́ một lư do nào đó xấu đi th́ quan hệ của Việt Nam với các nước dân chủ cũng sẽ giảm sút, kéo theo những hậu quả năng nề, kể cả và trước hết về kinh tế.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dĩ nhiên là bị thương tổn nặng sau những thỏa hiệp Trung – Việt vừa rồi. Từ hơn mười năm qua một sự kiện quan trọng đă diễn ra, đó là Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước dân chủ dần dần nh́n Trung Quốc như một đe dọa. Không phải v́ Trung Quốc tăng trưởng mạnh. Trước đây Đức và Nhật đă tăng trưởng rất mạnh nhưng thế giới không hề lo âu mà c̣n vui mừng. Lư do thực sự khiến Hoa Kỳ và các nước dân chủ lo ngại là v́, trái với dự đoán và hy vọng của họ, Trung Quốc mạnh lên mà vẫn không chuyển hóa về dân chủ, không những thế c̣n tăng cường sức mạnh quân sự, bênh vực các chế độ độc tài và ngày càng tỏ ra hung hăng.
Một phong trào bài Hoa không chính thức nhưng có thực đang h́nh thành trên khắp thế giới. Hầu như không có ngày nào không có những phát giác về sự độc hại của hàng hóa Trung Quốc, về sự bất chấp những chuẩn mực lao động và môi trường và về những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc; không có tuần nào không có những nghiên cứu báo động cho thấy Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong ṿng hai thập niên, thậm chí ngay vào năm 2020. Phong trào bài Hoa này đă là thành quả nổi bật nhất của giai đoạn Hồ Cẩm Đào và đă có tác dụng là biến Trung Quốc thành một đe dọa cho thế giới.
Tại sao Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược và sức mạnh quân sự sang Thái B́nh Dương nếu không phải là v́ lo ngại Trung Quốc?
Trong một bối cảnh thế giới như thế việc Việt Nam chấp nhận làm một chư hầu trọn vẹn của Trung Quốc, “thúc đẩy”, “mở rộng”, “tăng cường” và “làm sâu sắc thêm” mối quan hệ đối với Trung Quốc vốn đă là một quan hệ lệ thuộc, cam kết “điều phối” và “phối hợp” với Trung Quốc, nói cách khác nhận mệnh lệnh của Trung Quốc, trong khối ASEAN và trong các quan hệ đối với thế giới, kể cả tại Liên Hiệp Quốc, không thể không làm Hoa Kỳ bất b́nh. Càng bất b́nh v́ về mặt quân sự Hà Nội và Bắc Kinh cũng đă thỏa thuận sẽ “tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu h́nh thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc pḥng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước” (1).
Tất nhiên Hà Nội có nhu cầu phân bua. Nhưng ông Sang và lănh đạo Việt Nam c̣n ǵ để nói với Indonesia và Hoa Kỳ? Sự thực đă quá rơ ràng qua tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc. Có lẽ Hà Nội cũng muốn bày tỏ thái độ hữu nghị đối với hai nước chiến lược này, làm như không có ǵ xẩy ra. Tương tự như một cô gái tới gặp bạn trai sau khi vừa chính thức đính hôn và cố làm như mọi sự vẫn như cũ. Giả dối và vô duyên. Cả Indonesia và Mỹ đều đă chứng tỏ họ đă nh́n Hà Nội một cách khác. Ở cả hai nước ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă chỉ được tiếp đón một cách lạnh nhạt và rẻ rúng, ở mức độ tối thiểu cần thiết. Cảm tưởng rơ rệt là họ không muốn gặp ông Sang và chỉ chấp nhận tiếp ông bởi v́ cuộc thăm viếng đă được thỏa thuận từ trước. Tại cả hai nước dù mang theo một phái đoàn đông đảo ông Sang đă không kư kết được một hợp tác cụ thể nào cả, ngoài một tuyên bố chung ước lệ nói đến tăng cường “hợp tác toàn diện”. Nhưng “hợp tác toàn diện” chỉ là một cụm từ rỗng nghĩa nếu không được cụ thể hóa bằng những hiệp ước và hợp đồng rơ rệt. Việt Nam không thể và cũng không cần hợp tác trên mọi mặt với Mỹ, thí dụ như dự án đưa người lên Hỏa Tinh. Chúng ta chỉ cần hợp tác trên một số mặt thôi, điều quan trọng là hợp tác đến mức độ nào.
Hai chuyến đi Indonesia và Mỹ của ông Sang đều có cùng một kết quả là một con số không bẽ bàng. Một tuần lễ trước khi ông Sang tới Mỹ ngân hàng US EXIM Bank, định chế tài trợ xuất khẩu của chính quyền Mỹ, đă từ chối tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái B́nh trị giá 1,6 tỷ USD viện cớ nhà máy này gây ô nhiễm cho môi trường. Ô nhiễm có thể chỉ là lư cớ, lư do thực sự có thể là Mỹ không muốn trợ giúp một chư hầu của Trung Quốc. Người ta vẫn để ông Sang đến nhưng tiếp ông một cách rẻ rúng như một lượng không đáng kể, nghe ông nói một cách lơ đăng, nhắc lại một cách ngắn gọn những lập trường nguyên tắc rồi nhanh chóng chia tay v́ Việt Nam không c̣n ǵ đáng chú ư.
Tổng thống Obama cũng cho biết hai bên đă đề cập tới việc Việt Nam xin gia nhập khối Hợp Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP-Trans-Pacific Partnership) và nói là sẽ có gắng giải quyết vấn đề này trong năm nay. Cách giải quyết này rất có thể sẽ là một sự từ chối và như thế sẽ là một thiệt hại lớn cho Việt Nam. TPP là tổ chức hợp tác kinh tế của một số nước Châu Á và Châu Mỹ được thành lập năm 2006 với thỏa thuận ngay lập tức giảm ít nhất 90% và trong tương lai xóa bỏ hoàn toàn hàng rào quan thuế. Gia nhập TPP mở ra cho Việt Nam vô số cơ hội; ngay trước mắt quần áo và giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và các nước TPP sẽ được giảm thuế một cách đáng kể, trong tương lai có thể không c̣n phải trả thuế. Mỹ tuy chưa phải là thành viên nhưng lại có tiếng nói quyết định trong việc thu nhận thành viên mới v́ mọi thành viên TPP đều thân Mỹ và cần Mỹ. Người ta có thể nghĩ TPP là một tổ chức ra đời do sáng kiến của Mỹ để cô lập Trung Quốc, dù Mỹ không chính thức ra mặt.
Ngoài bốn nước sáng lập viên New Zealand, Chili, Brunei, Singapore, c̣n tám nước đang xin gia nhập : Úc, Mă Lai, Peru, Canada, Nhật, Mexico, Mỹ và Việt Nam; tất cả đều chắc chắn được chấp nhận trừ Việt Nam. Chính phủ Mỹ đă từng lặp lại nhiều lần, kể cả qua lời đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, rằng cải thiện t́nh trạng nhân quyền là điều kiện để Việt Nam được chấp nhận vào TPP, nhưng t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam đă không cải thiện mà c̣n tiếp tục xấu đi. Sự câu kết với Trung Quốc càng làm cho khả năng Việt Nam gia nhập TPP nhỏ lại. Trừ khi có một đảo ngược chính sách ngoạn mục, như hủy bỏ nghị định 72 và phóng thích một số đông đảo tù nhân chính trị, Việt Nam không có hy vọng.
Chắc chắn chẳng bao lâu nữa ban lănh đạo cộng sản Việt Nam sẽ nhận ra rằng chính sách phục tùng toàn diện đối với Trung Quốc, và do đó gián tiếp đứng vào thế ḱnh địch với Hoa Kỳ và các nước dân chủ, gây thiệt hại nhiều hơn họ tưởng.
Như đă nói ở trên, quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ đi song song và nhịp nhàng với quan hệ hợp tác với Châu Âu, Nhật và các nước dân chủ khác. Các quan hệ này chỉ có thể xuống cấp từ nay với những hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam là một trong số một vài nước lệ thuộc ngoại thương nặng nề nhất thế giới, hơn hẳn cả Trung Quốc. Tổng số xuất nhập khẩu của Việt Nam gần bằng 200% GDP trong khi mức trung b́nh thế giới của tỷ lệ này chỉ là 50%. Đă thế 90% xuất khẩu của Việt Nam là sang các nước dân chủ. Ngoại thương của Việt Nam và kinh tế Việt Nam nói chung sẽ ra sao trong những ngày sắp tới c̣n là một dấu hỏi và một lo âu lớn. Cho đến nay Mỹ và Châu Âu vẫn làm như không biết rất nhiều mặt hàng xuất khẩu mang nhăn Made in Vietnam thực ra chỉ là hàng Trung Quốc và Việt Nam hành xử như một trạm xuất khẩu của Trung Quốc. Sự dễ dăi này c̣n tiếp tục bao lâu?
Trong thế đối đầu đang h́nh thành Việt Nam có mọi lư do để dành ưu tiên cho quan hệ đối với Hoa Kỳ ngay cả nếu muốn giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi ở Hoa Kỳ và các nước dân chủ phát triển, về khoa học và kỹ thuật cũng như về văn hóa, tổ chức và phương pháp. Hoa Kỳ đă là thị trường lớn và thuận lợi nhất của chúng ta và c̣n đầy hứa hẹn v́ chúng ta chưa chiếm được 1% tổng số nhập khẩu của họ. Chúng ta bán cho Hoa Kỳ và Châu Âu 40 tỷ USD hàng hóa mỗi năm, gấp bốn lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, 80 tỷ USD nếu kể các nước dân chủ khác. Hoa Kỳ cũng không ḍm ngó đất đai và biển đảo của chúng ta mà c̣n có thể bảo vệ chúng ta trước những âm mưu lấn chiếm từ bên ngoài. Quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ không chỉ giúp chúng ta tăng cường sự hợp tác đối với Châu Âu và các nước phát triển khác mà c̣n là điều kiện để chúng ta có thể chung sống ḥa b́nh với Trung Quốc.
Ngược lại chúng ta không có ǵ đáng kể để học hỏi và chỉ có thể thiệt tḥi trong quan hệ đối với Trung Quốc. Hai xă hôi đồng dạng, chỉ khác nhau về mức độ. Những ǵ Trung Quốc có chúng ta đều có nhưng ở mức độ ít hơn và thấp hơn, những ǵ chúng ta làm ra Trung Quốc đều làm được nhưng tốt hơn và rẻ hơn. Quan hệ chỉ có thể thua thiệt. Một thí dụ cụ thể và đau nhức là thâm thủng ngoại thương. Chúng ta thâm thủng nặng đối với Trung Quốc và dù cả hai nước đều tuyên bố cần cân bằng cán cân thương mại, con số thâm thủng đă chỉ tiếp tục tăng lên. Năm 2012 chúng ta thâm thủng 17 tỷ USD. Con số này sẽ là ít nhất 22 tỷ năm 2013. Và quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc đă không ngăn cản Trung Quốc tiếp tục lộng hành trên Biển Đông.
Vậy th́ lư do ǵ đă khiến lănh đạo cộng sản Việt Nam chọn theo hẳn Trung Quốc và thách thức Hoa Kỳ và ASEAN? Và ngay cả nếu chọn lựa một cách tai hại như thế th́ cái ǵ đă khiến họ nói ra một cách công khai trước dư luận Việt Nam và thế giới trong bản tuyến bố chung Việt Nam – Trung Quốc thay v́ chỉ thỏa hiệp ngầm ? Có thể là do Tập Cận B́nh ép buộc v́ ông ta đang cần một thắng lợi ngoại giao để thực hiện những thay đổi nội bộ quan trọng, nhưng tại sao lănh đạo Việt Nam lại chấp nhận ? Hèn nhát hay khờ khạo ?
Lư do đầu tiên đă được nhắc lại nhiều lần là họ đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi đất nước. Tiếp tục cầm quyền là ưu tư lớn nhất của họ và những người lănh đạo cộng sản Việt Nam dù xung đột với nhau đến đâu cũng đều đồng ư là phải dựa vào Trung Quốc để giữ chế độ; đi với các nước dân chủ th́ phải chấp nhận dân chủ hóa và họ biết đảng cộng sản không có tương lai trong một nước Việt Nam dân chủ. Điều này không cần bàn căi thêm nữa. Chỉ cần nói thêm rằng nó cũng là một di sản văn hóa của chủ nghĩa cộng sản. Trong chủ nghĩa này không có quyền lợi quốc gia, chỉ có quyền lợi giai cấp. Ngày nay quyền lợi giai cấp được thay thế bằng quyền lợi của những người cầm quyền.
Nhưng c̣n hai lư do quan trọng khác.
Lư do thứ nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa từng biết đến một chính sách đối ngoại đúng nghĩa. Ư thức hệ quyết định chính sách đối ngoại và đồng minh, một khi ư thức hệ đă được chọn lựa th́ các đồng minh và kẻ thù cũng đă được chọn lựa (2). Cho tới thập niên 1980 ĐCSVN tự coi là mũi nhọn tiến công của chủ nghĩa Mác-Lênin và dĩ nhiên coi mọi nước xă hội chủ nghĩa là anh em, Hoa Kỳ và các nước dân chủ là thù địch. Bộ chính trị không cần nghiên cứu về thế giới để t́m ra một chính sách đối ngoại, bởi v́ đường lối đối ngoại đă vạch sẵn rồi. Sau năm 1985 họ chọn “kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa” theo Trung Quốc và chính sách đối ngoại cũng đă quyết định xong, đó là chính sách trao đổi kinh tế với các nước dân chủ nhưng phủ nhận chế độ chính trị. Chính sách này cũng buộc họ phải coi các chế độ Cuba và Triều Tiên là anh em trong khi Hoa Kỳ và các nước dân chủ là những nguy cơ tiềm ẩn.
Lư do thứ hai là các cấp lănh đạo cao nhất của đảng cộng sản đều thiếu hẳn sự hiểu biết về thế giới. Trong tiệc chiêu đăi tại bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 25/7 vừa ông Trương Tấn Sang nói: “Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một nước kém phát triển, Việt Nam đă vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung b́nh với tốc độ tăng trưởng khá và đă đạt trước thời hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ”. Việt Nam có thu nhập trung b́nh ? Thu nhập trung b́nh trên thế giới là 10.000 USD trên mỗi đầu người, tại Việt Nam con số này chỉ là 1.200 USD. Và Việt Nam đă đạt mục tiêu thiên niên kỷ nào ? Tại sao một nguyên thủ quốc gia có thể nói một câu ngớ ngẩn như thế trước một cử tọa chọn lọc như thế ? Câu nói này tiêu biểu cho tŕnh độ hiểu biết về thế giới của những người lănh đạo cộng sản Việt Nam từ trước đến nay.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ cộng sản Việt Nam đă là những sản phẩm của sự thiếu hiểu biết và sự thiếu hiểu biết đă luôn luôn hướng dẫn họ. Theo lời thuật của chính ông, Hồ Chí Minh đă khám phá ra chủ nghĩa cộng sản sau khi đọc một bài báo, ông đă say mê như người mất trí mà không biết rằng chủ nghĩa này đă bị cả lư luận lẫn thực tế phủ nhận từ lâu rồi. Năm 1975 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tưng bừng áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin trên cả nước và ca tụng nó như là một chủ nghĩa bách chiến bách thắng, đỉnh cao của trí tuệ th́ nó đă bị vất bỏ từ đúng một thế kỷ rồi sau đại hội Gotha tại Đức năm 1875, và 15 năm sau nó sẽ sụp đổ hoàn toàn. Đầu thập niên 1980 họ c̣n tin tưởng vào thắng lợi không thể đảo ngược của Liên Xô để rồi ngay sau đó hoảng hốt nh́n Liên Xô tan vỡ và quay sang đầu hàng Trung Quốc. Năm nay, 2013, giữa lúc Trung Quốc sắp lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và có nguy cơ tan vỡ luôn họ chọn lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Ngay cả nếu đảng cộng sản chỉ biết có quyền lợi của ḿnh th́ đây cũng là một chọn lựa dại dột. Càng dại dột v́ cả Việt Nam lẫn thế giới đều đă thay đổi.
Như đă nói, mục đích của các chuyến đi Indonesia và Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang cũng là để trấn an dư luận Việt Nam, trước hết là khối cán bộ đảng viên trẻ có học thức, rằng Việt Nam vẫn c̣n quan hệ đa phương b́nh thường với nhiều nước, nhưng kết quả đă ngược hẳn. Năm 1985 khi họ đem Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền để đầu hàng Trung Quốc th́ sự đầu hàng này được che đậy bởi chính sách “đổi mới”. Dù sự đổi mới này chỉ là cóp nhặt theo Trung Quốc nó cũng đă ít nhiều có tác dụng cởi trói và cải thiện mức sống, v́ thế đă làm mất cảnh giác. Năm nay sự thần phục Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh kinh tế suy sụp và đàn áp gia tăng, nó lập tức bị nhận diện và bị lên án. Không phải là trong chế độ không có những người hiểu biết về thế giới. Bộ ngoại giao Việt Nam có khá nhiều chuyên viên quốc tế, nhưng họ không có tiếng nói.
Tuy vậy sự thiếu hiểu biết về thế giới không phải là độc quyền của đảng cộng sản. Nó là đặc tính chung cố hữu của chính trị nước ta. Triều Nguyễn giữa một buổi giao thời mănh liệt và mặc dù những bài học cay đắng liên tục vẫn chỉ biết cố bám vào một Trung Quốc đang bối rối và bất lực. Chế độ Việt Nam Cộng Ḥa trước đây dù sự sống c̣n tùy thuộc hoàn toàn ở Hoa Kỳ cũng không có lấy một cơ quan nghiên cứu, theo dơi và tranh thủ chính sách của Hoa Kỳ. Bao giờ cũng thế và dưới mọi chính quyền, chính sách đối ngoại của nước ta luôn luôn được quyết định một cách tùy tiện bởi những người thiển cận nhưng độc đoán, không biết và cũng không muốn biết về thế giới. Việt Nam chưa bao giờ có chính sách đối ngoại đúng nghĩa. Đảng cộng sản chỉ làm đậm hơn và lố bịch hơn một tâm lư ếch ngồi đáy giếng sẵn có.
Tương lai Việt Nam có lẽ sẽ không quá đen tối v́ một lư do ngoài dự tính của những người cầm quyền. Có nhiều dấu hiệu cho thấy là chính Tập Cận B́nh cũng đang t́m cách từ bỏ chính sách đối đầu của Hồ Cẩm Đào để ḥa dịu với Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Như thế Trung Quốc sẽ bớt chèn ép Việt Nam trên Biển Đông, dù chỉ là để không gây lo ngại cho Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Cũng rất có thể chính sự thay đổi tại Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam phải hội nhập vào thế giới dân chủ và chấp nhận dân chủ hóa.
Chúng ta có triển vọng thoát khỏi bế tắc, nhưng cần rút ngay ra một bài học lịch sử. Đó là từ nay nhất định không chấp nhận những người lănh đạo thiếu văn hóa và tầm nh́n.
THEO ETHONGLUAN.ORG
|