- Tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển, đưa tàu lặn Giao Long ra thăm ḍ Biển Đông... Trung Quốc chuẩn bị khuấy động các vùng biển gần.
Tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển
Theo “Báo cáo Phát triển Hải dương 2013” của Viện Các vấn đề hàng hải thuộc Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh có dự tính tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển vào năm 2015.
Máy bay tuần tra Y-12 của Trung Quốc bay trên không phận quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, Điếu Ngư/Senkaku.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của các đợt tuần tra trên không đối với việc thực thi luật hàng hải của Trung Quốc.
Theo báo cáo, cho tới năm 2015, Lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ được trang bị các máy bay cánh cố định với tầm bay lên tới hơn 4.500 km. Loại máy bay này được cho là có khả năng mang nhiều trang thiết bị hơn v́ có trọng lượng cất cánh tối đa lớn hơn. Tới năm 2020, Bắc Kinh sẽ triển khai hoàng loạt máy bay khác nhau với các tầm bay khác nhau để phục vụ nhiều mục đích.
Trước đó, Trung Quốc đă bắt đầu tuần tra thường xuyên các vùng biển thuộc Biển Hoa Đông kể từ tháng 7/ 2006 và Biển Đông kể từ tháng 12/2007.
Một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Lực lượng hải giám Trung Quốc cho biết, việc trang bị thêm máy bay sẽ góp phần tăng tần suất tuần tra các vùng biển cho lực lượng này. Hiện Hải giám Trung Quốc sở hữu 10 máy bay, 6 máy bay cánh cố định và 4 trực thăng.
Báo cáo của Trung Quốc cũng nhấn mạnh, việc tăng cường tuần tra ngoài khơi xuất phát từ nhận thức của Bắc Kinh rằng, các vấn đề an ninh hàng hải trực tiếp nhất chính là các mối đe dọa an ninh có nguồn gốc từ những tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Do đó, để ứng biến và giải quyết có hiệu quả hơn các mối đe dọa, Trung Quốc cũng có kế hoạch hợp nhất 4 cơ quan thực thi luật hàng hải hiện nay thành một cơ quan thống nhất.
Theo đó, 4 cơ quan bao gồm Vụ Quản lư Ngư nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển trực thuộc Bộ Công an, Cơ quan chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan và Lực lượng Hải giám trực thuộc Cục Hải dương Nhà nước sẽ được hợp nhất thành Tổng cục Cảnh sát biển.
Tổng cục Cảnh sát biển sẽ nằm dưới sự quản lư của Cơ quan Hải dương Nhà nước Trung Quốc được tái cơ cấu lại. Thông tin chi tiết về kế hoạch tái cơ cấu sẽ được đăng tải trên trạng mạng của cơ quan này.
B́nh luận về động thái trên của Bắc Kinh, Wang Fang, một nhà nghiên cứu về chính sách và quản lư hàng hải của Viện Các vấn đề hàng hải Trung Quốc cho rằng, việc tái cơ cấu này rơ ràng sẽ giúp tăng cường các khả năng thực thi pháp luật ngoài khơi của nước này.
Trong năm ngoái, quan hệ Trung-Nhật ngày càng trở nên căng thẳng v́ tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc Biển Hoa Đông. Ở Biển Đông, Trung Quốc vướng vào các tranh chấp lănh hải với nhiều nước Đông Nam Á mà gay gắt nhất phải kể đến Philippines. Mới đây, Philippines kiên quyết khởi kiện Trung Quốc lên một ṭa án quốc tế về vấn đề tranh chấp lănh thổ Biển Đông tuy nhiên Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố, không tham gia vào vụ kiện tụng trên.
Gao Hong, Giáo sư Viện Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Hàn lâm Khoa học Xă hội Trung Quốc b́nh luận, các tranh chấp lănh thổ trên biển Hoa Đông cũng như biển Đông giữa Trung Quốc với các láng giềng sẽ khó ḷng giải quyết ngay. Trong khi đó, kinh tế biển ngày càng quan trọng với Trung Quốc. Theo ước tính, GDP liên quan đến các lĩnh vực hàng hải của Trung Quốc tới năm 2013 sẽ tăng 15%.
Riêng trong năm 2012, GDP liên quan đến các lĩnh vực hàng hải đạt 5 ngh́n tỷ nhân dân tệ (814 tỷ USD) và chiếm 9,6% GDP của đất nước, tăng 7,95% so với năm ngoái. Do đó, việc tăng cường tuần tra trên không ngoài khơi của Trung Quốc được cho là không chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế ḥng thúc đẩy nền kinh tế biển mà c̣n nhắm tới mục đích chính trị đó là bảo vệ và tăng cường các tuyên bố về chủ quyền lănh thổ của nước này tại các vùng biển.
Đưa tàu lặn Giao long khảo sát Biển Đông
Tàu lặn sâu Giao Long của Trung Quốc chuẩn bị được đưa xuống biển ngày 24/6 năm ngoái.
Chưa dừng lại, Bắc Kinh cùng vừa thôngbáo, các thủy thủ đoàn của tàu lặn Giao Long đang nghiên cứu các dữliệu về địa lư và đa dạng sinh học của Biển Đông để chuẩn bị cho sứ mệnhkhoa học đầu tiên ở vùng biển sâu của con tàu lặn này vào tháng 6 tới.
GiaoLong đă đạt được kỷ lục lặn sâu 7.062 mét tại Rănh Mariana – vùng trũngsâu nhất ở Tây Thái B́nh Dương trong lần lặn thử nghiệm hồi tháng 6 nămngoái.
Thành tích trênkhông chỉ giúp Trung Quốc gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu tàu lặncó thể khảo sát các vùng biển sâu (gồm Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Nga) mà c̣nđưa nước này vượt Mỹ cũng như đặt một dấu mốc trong cuộc chạy đua khámphá nguồn tài nguyên khổng lồ c̣n tiềm ẩn ở những vùng sâu nhất của cácđại dương trên thế giới.
Theogiới khoa học Trung Quốc, với khả năng lặn sâu vượt trội như vậy, GiaoLong có khả năng nghiên cứu khoa học và khám phá nguồn tài nguyên ở 99,8% các đại dương trên toàn thế giới. Theo dự kiến, 3 thủy thủ đoàn sẽrời cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào ngày 5/6 tới để thựchiện sứ mệnh kéo dài 103 ngày.
Bathủy thủ đoàn ở trong độ tuổi 29–34 là những người trực tiếp tham giavào quá tŕnh phát triển, thử nghiệm tàu lặn đầu tiên do Trung Quốc tựchế tạo. Trong 3 thủy thủ đoàn, người duy nhất được đào tạo ở nước ngoàicũng là người lớn tuổi nhất là Ye Cong. Ông Ye đă tham gia khóa đào tạongắn hạn với Alvin, tàu lặn sâu không người lái của Mỹ.
KhiYe trở về Trung Quốc, tàu Jiaolong mới chỉ có khả năng lặn 50 m. Sauđó, ông Ye, công tác tại Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, đượcbổ nhiệm trở thành thiết kế trưởng cho Giao Long để biến nó thành tàulặn sâu dưới đại dương. Hai thủy thủ đoàn c̣n lại của tàu lặn TangJiajun và Fu Wentao, cũng chính là học tṛ của Ye.
Nóivề nhiệm vụ của Giao Long, thiết kế trưởng của tàu lặn này nhấn mạnh,nó sẽ được sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu khoa học bằng cách lặn sâu xuốngđáy biển để lấy các mẫu khoáng sản và sinh vật học, chụp ảnh và quayphim biển sâu, giúp củng cố và thúc đẩy nền kinh tế biển của Trung Quốc.
Tuynhiên, giới quan sát quan ngại, các động thái của Trung Quốc đối vớicác vùng biển trong thời gian tới chắc chắn sẽ khiến các quốc gia lánggiềng có tranh chấp lănh thổ với nước này “ăn không ngon, ngủ khôngyên”.
theo kienthuc