Đảo Indonesia nói 'không' với nhà đầu tư Trung Quốc. Lănh đạo quần đảo Natuna, Indonesia, kêu gọi các nước phương Tây đầu tư nhưng tuyên bố từ chối hành động tương tự từ Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ Age và Sydney Morning Herald của Australia, Abdul Hamid Rizal, người giữ chức Bupati (tương tự với thống đốc tỉnh) ở quần đảo Natuna, cho biết ông muốn kêu gọi đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản hay Australia, nhưng "không hoan nghênh" các khoản đầu tư từ Trung Quốc.
"Chúng tôi chào đón các khoản đầu tư từ nước ngoài nhưng nếu có thể sẽ là nhà đầu tư từ Nhật Bản, Australia, hay các nước khác. Nếu là nhà đầu tư Trung Quốc, chúng tôi không muốn đón nhận vào thời điểm này. Chúng tôi quan ngại, sẽ thế nào nếu các lao động họ mang tới đây không phải là lao động thông thường mà là quân đội th́ sao?", ông nói.
Lănh đạo quần đảo Natuna, Indonesia, Abdul Hamid Rizal. Ảnh: SMH.
Ông Rizal bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ đầu tư xây dựng một sân bay quốc tế mới nhằm thay thế một sân bay quân sự ít được sử dụng trên quần đảo. Natuna Besar là đảo chính trên quần đảo Natuna, nằm ở ŕa Biển Đông, cách Jakarta hơn 1.000 km về phía bắc. Với khoảng 80.000 dân, đây được xem là "khu vực chiến lược" của Indonesia. Ông Rizal từng gặp cựu đại sứ Mỹ tại Indonesia Josheph Donovan, người từng đến thăm ḥn đảo vào năm 2018 để thảo luận về các cơ hội đầu tư giữa hai nước.
Ông Rizal cho biết các khoản đầu tư từ các nước ủng hộ Biển Đông tự do và rộng mở sẽ "thuộc về phạm trù kinh doanh, không dính dáng nhiều tới chính trị". "Nhưng đối với Trung Quốc, chúng tôi lo ngại rằng có chính trị trong đó", ông nói thêm.
Lời kêu gọi đầu tư của Rizal cụ thể hơn so với những kêu gọi trước đó của chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo, vốn tuyên bố hoan nghênh mọi nguồn đầu tư nước ngoài vào quốc đảo này. Đây cũng là lần đầu tiên một quan chức Indonesia công khai nói rằng nguồn đầu tư từ Trung Quốc "không được hoan nghênh".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược quan trọng, với khoảng 1/3 lượng hàng hóa thế giới lưu thông qua đây, cũng là khu vực giàu tài nguyên biển và dầu khí. Phái đoàn thường trực Indonesia hồi tháng 5 đă gửi thư cho Tổng thư kư Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách "đường 9 đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước chỉ trích Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh "nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế tham gia hoạt động khiêu khích và gây bất ổn" ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper tháng 5 cũng cho rằng "chúng ta tiếp tục chứng kiến hành vi gây hấn của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông", bao gồm "đe dọa tàu hải quân Philippines", "đánh ch́m tàu cá Việt Nam" và "đe dọa các quốc gia khác tham gia phát triển dầu mỏ ngoài khơi". Mỹ gần đây cũng liên tục cáo buộc Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông.