Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước th́ gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ư đến ḿnh và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy măi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong ḷng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta căi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.
Bài học rút ra: Thông qua truyện Ba trọc, người dân muốn gửi gắm đến bạn đọc việc hăy cân nhắc trước khi nói ra. Vô t́nh những câu nói của bạn sẽ khiến người khác hiểu lầm và đánh giá không hay về bạn. Mỗi lời nói cần phải suy nghĩ trước sau kẻo không may sẽ rước họa vào thân.
VietBF@sưu tập
|