Trong khi ông Moon Jae-in tự nhận là "tổng thống của nữ quyền", nhưng ba quan chức cấp cao trong chính quyền của ông lần lượt vướng cáo buộc quấy rối t́nh đục đă phản lại lời của ông.
Thi thể thị trưởng Seoul Park Won-soon, 64 tuổi, được t́m thấy tại khu vực núi Bukak, gần dinh thự của ông, vào rạng sáng ngày 10/7, chưa đầy một ngày sau khi con gái báo ông để lời nhắn thoại và mất tích. Cảnh sát tin đây là một vụ tự tử.
Cái chết của Park xảy ra ngay sau khi các cáo buộc ông quấy rối t́nh dục được nộp cho cảnh sát. Điều này đồng nghĩa cáo buộc này không bao giờ được điều tra, bởi theo luật pháp Hàn Quốc, khi một nghi phạm chết, công tố viên không c̣n căn cứ khởi tố.
Tuy nhiên, cáo buộc quấy rối t́nh dục từ cựu thư kư của ông Park đă dấy lên làn sóng phẫn nộ trong các nhóm nữ quyền ở Hàn Quốc. Đồng thời, nó đặt ra nhiều câu hỏi liệu Tổng thống Moon Jae-in có thực sự xem quấy rối t́nh dục là vấn nạn nghiêm trọng, khi ông từng tuyên bố trở thành "tổng thống của nữ quyền".
Thị trưởng Park là lănh đạo cấp cao thứ 3 trong đảng Dân chủ của Tổng thống Moon vướng cáo buộc quấy rối và tấn công t́nh dục trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, ông Moon vẫn "né tránh" đề cập tới các cáo buộc đối với cấp dưới.
Giống như Tổng thống Moon, Park luôn tự nhận là người đấu tranh v́ nữ quyền. Từng được đánh giá là quan chức quyền lực thứ hai Hàn Quốc, ông Park đă thực hiện nhiều chính sách phúc lợi nhằm giúp đỡ phụ nữ và ủng hộ phong trào #MeToo. Những năm 1990, khi c̣n là luật sư về nhân quyền, Park đă giúp nạn nhân của vụ khiếu nại đầu tiên về quấy rối t́nh dục ở Hàn Quốc thắng kiện.
Thị trưởng Park Won-soon phát biểu tại họp báo ở ṭa thị chính Seoul, hôm 8/7. Ảnh: AP.
Đối với nhiều người Seoul, cáo buộc chống lại ông Park tuần trước là một cú sốc. Trong buổi họp báo hôm 13/7, Kim Jae-ryon, luật sư đại diện cho nạn nhân, tuyên bố Park đă gửi ảnh ông chỉ mặc đồ lót cho thư kư, cùng nhiều tin nhắn tục tĩu thông qua ứng dụng tin nhắn mă hóa Telegram. Kim c̣n tiết lộ có lần ông Park giả vờ xem vết bầm tím ở đầu gối của thư kư để đụng chạm cơ thể cô.
Người phụ nữ này cho biết cô đă bị quấy rối từ năm 2017, kể từ khi làm thư kư của Park cho tới khi chuyển tới cơ quan khác. Trong lá thư của nữ thư kư được công bố ở họp báo, nạn nhân nói "đáng lẽ tôi phải lên tiếng ngay từ lần đầu tiên chuyện này xảy ra" và cảm thấy hối hận v́ điều đó.
Nhiều nhóm hoạt động nữ quyền cho biết thư kư của Park này đă đề nghị chính quyền thành phố Seoul giúp đỡ nhưng không thu được kết quả. Cô được nói rằng trách nhiệm của thư kư là giúp đỡ thị trưởng, nên cảm thấy không thể lên tiếng, theo chia sẻ của nạn nhân với Trung tâm Giảm thiểu Bạo lực t́nh dục Hàn Quốc. Chính quyền Seoul chưa b́nh luận về thông tin này.
Các nhóm nữ quyền cáo buộc quy tŕnh tiếp nhận và xử lư khiếu nại không được làm đúng. Nạn nhân đă nộp đơn khiếu nại vào ngày 8/7 và ra tuyên bố vào sáng sớm ngày 9/7, theo luật sư Kim. Park được báo mất tích vào chiều cùng ngày.
Theo quy định của cảnh sát, nghi phạm được thông báo về các cáo buộc chống lại ḿnh khi bị cảnh sát thẩm vấn, nhưng Lee Mi-kyoung, người đứng đầu Trung tâm Giảm thiểu Bạo lực t́nh dục Hàn Quốc và đại diện cho nạn nhân, nói Park đă được tiết lộ thông tin này và có thể xóa bằng chứng trước khi cuộc điều tra bắt đầu, nhưng không nói chi tiết.
"Ai có thể báo cáo tội phạm t́nh dục và tin vào hệ thống của chính phủ trong t́nh huống này?", bà nói.
Cảnh sát đă phủ nhận tiết lộ thông tin cho chính quyền thành phố Seoul, nhưng cho biết đă báo cáo với Nhà Xanh v́ đây là người có chức vị cao. Trong tuyên bố hôm 13/7, phát ngôn viên Nhà Xanh Kang Min-seok khẳng định văn pḥng tổng thống không tiết lộ thông tin cho Park và kêu gọi dư luận ngừng biến nạn nhân trở thành mục tiêu trên mạng.
Ko Mi-kyoung, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Women's Hotline, đại diện cho nạn nhân, muốn chính phủ công bố hành động cụ thể để đáp lại các cáo buộc. "Khi nạn nhân lên tiếng, quốc gia phải cố gắng làm sáng tỏ sự thật để bảo đảm quyền lợi của họ cũng như khiến kẻ phạm tội bị trừng trị", bà nói.
Trước các lời kêu gọi, chính quyền thành phố Seoul hôm 15/7 thông báo cùng với nhóm chuyên gia bên ngoài thành lập đội điều tra về cáo buộc chống lại Park. Tuy nhiên, nhiều đại diện của người cáo buộc cho biết họ không muốn vụ việc chỉ dừng lại ở đó.
Tại Hàn Quốc, cáo buộc chống lại Park không hiếm gặp. Trong vài năm qua, quốc gia này đă chứng kiến phong trào chống lại văn hóa "trọng nam khinh nữ" nghiêm trọng. Phụ nữ thường phải chịu đựng phân biệt đối xử ở nơi làm việc, quấy rối hoặc bạo lực t́nh dục, cùng nhiều tiêu chuẩn vô lư về sắc đẹp.
Hàn Quốc thường đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng toàn cầu về b́nh đẳng thu nhập và tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan chính phủ. Tổng thống Moon từng hứa hẹn thay đổi điều này. Năm 2017, ông cam kết trở thành tổng thống bảo vệ nữ quyền.
Nhưng ngay năm sau đó, Ahn Hee-jung, cựu thống đốc Nam Chungcheong, thành viên đảng Dân chủ và từng được xem là ứng viên tổng thống sáng giá, bị cáo buộc hiếp dâm và tấn công cựu thư kư. Ahn ban đầu chối bỏ các buộc nhưng năm 2019 đă bị tuyên án ba năm rưỡi tù giam v́ các tội danh này.
Đầu năm nay, Oh Keo-don, thị trưởng Busan, thành phố lớn thứ 2 Hàn Quốc, phải từ chức và xin lỗi v́ quấy rối t́nh dục nhân viên tại văn pḥng. Tháng 6, ṭa án Busan bác bỏ lệnh bắt với Oh khi cho rằng các cáo buộc này nghiêm trọng nhưng chưa tới mức phải giam giữ, theo Yonhap. Oh, người đang bị điều tra, thừa nhận hành động nhưng tuyên bố không cố ư, theo KBS. Thị trưởng Busan cũng là thành viên đảng Dân chủ của Tổng thống Moon.
Tổng thống Hàn Quốc vẫn giữ im lặng về cáo buộc chống lại ba quan chức cấp cao trong chính quyền, nhưng lại có những hành động "chọc giận" dư luận.
Ông Moon tuần trước bị chỉ trích sau khi gửi ṿng hoa tới lễ tang của mẹ cựu thống đốc Ahn. Các nhóm nữ quyền và nhiều chính trị gia coi đây là động thái thể hiện sự phân biệt giới tính của hệ thống chính trị và cho thấy tội phạm t́nh dục có thể được coi nhẹ. Tuy nhiên, quan chức Nhà Xanh khẳng định hành động này của Tổng thống không v́ cá nhân Ahn, theo SBS.
Hơn 500.000 người đă kư vào đơn kiến nghị trực tuyến phản đối chính quyền Seoul chi 211 triệu won (176.000 USD) tổ chức tang lễ cho Thị trưởng Park, v́ các cáo buộc chống lại ông.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và cựu thống đốc Ahn Hee-jung tại Seoul năm 2017. Ảnh: Reuters.
Các đảng bảo thủ của Hàn Quốc cũng từng đối mặt với nhiều khiếu nại quấy rối t́nh dục. Năm 2015, cựu chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Park Hee-tae lĩnh án 6 tháng tù v́ quấy rối t́nh dục một nữ công chức.
Năm 2013, tổng thống Park Geun-hye phải xin lỗi người dân sau khi cựu trợ lư Yoon Chang-jung bị cáo buộc quấy rối sinh viên nữ, người được thuê làm hướng dẫn viên cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của tổng thống Park ở Mỹ. Dù xin lỗi tổng thống v́ rắc rối đă gây ra, Yoon lúc đó vẫn phủ nhận cáo buộc trên.
Trước vấn nạn quấy rối t́nh dục nhức nhối gần đây ở Hàn Quốc, nhiều nhà hoạt động nữ quyền kêu gọi đảng Dân chủ và chính quyền của ông Moon cần hành động nhiều hơn. Hôm 14/7, 61 nhóm hoạt động v́ phụ nữ tuyên bố đoàn kết và ủng hộ các nạn nhân bị quấy rối t́nh dục.
"Chúng tôi không thể làm ngơ trước các vụ quấy rối t́nh dục tiếp diễn trong giới lănh đạo thêm nữa. Các chính trị gia cần đưa ra những biện pháp có trách nhiệm để ngăn vụ việc tương tự tái diễn và thực hiện lời hứa với công chúng", tuyên bố nêu rơ.
Lee Hae-chan, lănh đạo đảng Dân chủ, đă bày tỏ cảm thông với nạn nhân cáo buộc Park quấy rối t́nh dục. "Tôi xin lỗi v́ t́nh huống mà chúng ta phải đối mặt lúc này. Đảng của chúng tôi sẽ nỗ lực để ngăn chặn điều này tái diễn trong tương lai" ông Lee nói.
Trong khi đó, Jung Seul-ah, nhà hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận Korean Womenlink, cho rằng không nên chỉ tập trung vào các nhóm chính trị, mà nên t́m cách ngăn chặn các hành vi như vậy ở tất cả các nơi làm việc trên cả nước.
Bà Jung thêm rằng dù chính phủ ban hành các chính sách và giải pháp nhằm đối phó quấy rối t́nh dục, các chính sách này cần được thực hiện nghiêm túc. "Nếu chúng không được thực hiện, không có thay đổi nào được tạo ra", bà nói.
VietBF@sưu tập