Hiện nay, không hiếm cảnh những người nước ngoài tham gia giao thông ở Việt Nam, "cưỡi" trên những chiếc mô tô thuê, "phóng" trên đường quốc lộ với cái đầu trần mà hầu như không bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt. Nhiều người dân đặt ra câu hỏi, tại sao lại có chuyện "thiên vị" với người nước ngoài đến vậy?
Phạm lỗi không bị phạt hay không thể phạt?
Người nước ngoài tham gia giao thông vi phạm luật ở Việt Nam
Người bạn tên Trung đi du học ở Sigapore, tôi gặp anh trong mấy ngày nghỉ phép về nước, thấy anh hết lời khen môi trường sống và ư thức của người dân nước bạn. Đặc biệt, bất kỳ người nước ngoài khi đi du lịch, sang chữa bệnh hay du học ở nước họ đều phải tuân thủ luật pháp nước sở tại, tôi thấy buồn nhưng không lạ.
Người nào xả rác bừa băi ra đường sẽ bị phạt nặng, có thể là phạt tiền hoặc phạt đánh bằng roi thậm chí đi lao động công ích… Ngày đầu mới sang, do chưa biết quy định, Trung "quen tay" vứt rác ra công viên. Ngay lập tức, có người đến nhặt rác mà Trung vừa vứt và nhắc nhở nhẹ nhàng, đồng thời cho biết, nếu lần sau tái phạm sẽ bị phạt tiền. Có lẽ một phần với sự trợ giúp của pháp luật mà đất nước này nổi tiếng với một môi trường trong lành… Bên cạnh đó, người nước ngoài vi phạm luật khi tham gia giao thông ở Singapore cũng bị xử phạt theo khung h́nh phạt như người dân nước họ, không có chuyện "ưu tiên", "làm ngơ" cho khách du lịch vi phạm.
Khi về nước, Trung thấy vô cùng ngạc nhiên khi người dân cả nước ta đều chấp hành quy định "đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông" th́ những người nước ngoài "hồn nhiên" "phóng" xe máy trên phố, trên đường giao thông mà không đội mũ bảo hiểm. "Tôi đă nhiều lần chứng kiến cảnh này. Thậm chí, họ không đội mũ, đỗ ở ngă tư đèn xanh đèn đỏ, ngay trước mặt các đồng chí cảnh sát giao thông. Điều lạ là công an chỉ mải miết xử lư những người Việt vi phạm giao thông c̣n người nước ngoài phạm luật kia th́ không bị phạt, thậm chí nhắc nhở cũng không. Tôi không hiểu v́ sao người nước ngoài lại được "ưu tiên" đến vậy?", Trung chia sẻ.
Những thắc mắc ấy không vô căn cứ, bởi hiện nay có thể thấy, không hiếm cảnh những người nước ngoài vào du lịch ở Việt Nam "cưỡi" trên những chiếc mô tô đi thuê, phóng trên đường với cái đầu trần. Chị Nguyễn Thu An (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Cùng là người không đội mũ bảo hiểm mà người bị phạt người không th́ sẽ nảy sinh tâm lư bất b́nh. Chúng ta lại có cái nh́n "thoáng" hơn với những người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống hoặc du lịch vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt là không tôn trọng pháp luật của chính nước ḿnh. Ai cũng biết, chúng ta là dân tộc hiếu khách nhưng chỉ nên hiếu với những người tôn trọng pháp luật của nước ta, c̣n những người không tôn trọng th́ phải phạt để yêu cầu họ tôn trọng và tuân thủ luật pháp của nước ta".
Ngại phạt v́ thủ tục rườm rà?
Không v́ “lười”, “ngại” mà không xử lư nghiêm
Cũng theo luật sư Nguyễn Duy Hùng, dù xử lư người nước ngoài phức tạp hơn người Việt nhưng cũng không phải v́ thế mà lực lượng CSGT "lười", "ngại". Chúng ta cần phải xử nghiêm với những người coi thường pháp luật, dù người đó là người Việt hay người nước ngoài. Chúng ta chỉ cần kiên tŕ thực hiện một thời gian th́ những người nước ngoài khác đến nước ta cũng phải tuân thủ. |
Trao đổi vấn đề này với một cảnh sát giao thông (xin được ẩn tên), chiến sỹ này cho hay: Thực ra không hề có chỉ đạo về việc "ưu tiên" với người nước ngoài vi phạm khi tham gia giao thông ở nước ta. Cũng đă từng có rất nhiều người nước ngoài bị phạt. Tuy nhiên nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) có tâm lư ngại phạt người nước ngoài, bởi nhiều lư do. Thứ nhất theo quy định, xử lư người nước ngoài vi phạm luật phải thuộc đơn vị cấp pḥng trong khi đó những người tiếp xúc trực tiếp với họ lại là lực lượng cơ sở. V́ thế khi phát hiện người nước ngoài vi phạm luật khi tham gia giao thông th́ phải giữ họ lại rồi mời người phiên dịch và phải thông báo cho pḥng xuống làm việc… Qua nhiều khâu và thủ tục, mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó vào giờ cao điểm, ùn tắc mà lực lượng CSGT lại xử lư vi phạm như vậy th́ gây phản cảm nên nhiều chiến sỹ ngại và không phạt người nước ngoài.
Bên cạnh đó khả năng ngoại ngữ của các chiến sỹ lại không đồng đều, không phải ai cũng có ngoại ngữ tốt. Hoặc cũng có trường hợp các chiến sỹ CSGT nói với họ bằng tiếng Anh, họ cố t́nh không hiểu. Có nhiều người nước ngoài ở Việt Nam lâu, hiểu được tiếng Việt nhưng khi giao tiếp với công an họ cũng vờ như không hiểu ǵ.
Chiến sỹ CSGT trẻ này cũng chia sẻ, anh cũng từng nhiều lần rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi xử lư người nước ngoài vi phạm giao thông. Có lần anh thấy người ngoại quốc không đội mũ bảo hiểm và lấn làn đường. Là người nước ngoài nhưng anh này trông không "Tây", không có tóc vàng mắt xanh mũi lơ mà hao hao giống người Việt. Anh mời người này lên vỉa hè rồi yêu cầu họ xuất tŕnh giấy tờ liên quan. Người này chân tay múa may loạn xạ.
Biết là người nước ngoài, chiến sỹ CSGT giải thích bằng tiếng Anh cho họ hiểu, thế nhưng người nước ngoài vẫn tỏ ra không hiểu. Anh đành phải dùng cả tiếng Anh lẫn ngôn ngữ của cơ thể để giải thích phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe mô tô. Sau khi giải thích cho người nước ngoài này hiểu, anh thả xe cho họ đi. Ngay khi vừa thả xe, anh nhận được hàng chục đôi mắt tức giận của người đi đường.
Thấy cảnh ấy, một số người dân dùng những lời lẽ miệt thị, nghi ngờ anh nhận tiền măi lộ. Chiến sỹ này tâm sự: "Tôi thả người nước ngoài có đặc điểm nhân học khác hẳn người Việt (như da trắng, tóc vàng…) th́ không bị nhân dân phản ứng dữ dội, nhưng với những người nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… có đặc điểm hao hao giống người Việt th́ bị phản ứng dữ dội lắm. Thậm chí có người c̣n dừng xe lại hỏi: "Tại sao người kia sai mà anh không phạt họ?"".
C̣n trên góc độ pháp lư, theo luật sư Nguyễn Duy Hùng (đoàn Luật sư Hà Nội) th́: "Người nước ngoài phạm luật Việt Nam trên đất Việt Nam th́ cơ quan chức năng Việt Nam có quyền giải quyết. Người nước ngoài không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật nước ta, thực chất là phải xử lư như với công dân nước ta. Ở những nước bạn như: Singapore, Pháp, Ư… khách nước ngoài đến phải tuân thủ quy định nước họ, nếu vi phạm từ chuyện nhỏ nhặt th́ cảnh sát đều làm việc cả".
Luật sư Hùng cũng cho rằng, lí do mà CSGT đưa ra là bất đồng ngôn ngữ cũng là một điểm, tuy nhiên nó không phải là mấu chốt của vấn đề. Bởi lẽ nếu do nguyên nhân là bất đồng ngôn ngữ th́ lực lượng cảnh sát giao thông có thể giữ họ lại và gọi phiên dịch đến. Chính v́ việc ngại thủ tục và việc cảnh sát có quyền xử hay không xử nên họ thường bỏ qua. Hơn nữa, ở ta, việc vi phạm những lỗi như vậy nhiều quá cho nên lực lượng CSGT không kham nổi, họ "ngó lơ" cho những người nước ngoài dẫn đến không xử nghiêm. Điều này khiến cho người nước ngoài coi thường luật ở Việt Nam.
Nguồn: Thành Huế/ Nguoiduatin