Một nhóm nhà khoa học đã đến sống và làm việc tại sa mạc Utah, Mỹ, nơi có những nét tương đồng với sao Hỏa, để nghiên cứu về khả năng sống sót của con người khi đặt chân lên hành tinh Đỏ.
Nhiếp ảnh gia Jim Urquhart đến sa mạc Utah để chụp ảnh về trạm nghiên cứu sa mạc sao hỏa (MDRS), nơi nhóm nghiên cứu 125 EuroMoonMars B làm việc và sống cùng nhau trong điều kiện mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa.
Các nhà khoa học tận dụng những nét tương đồng với sao Hỏa của sa mạc Utah để kiểm tra khả năng sống sót của con người khi đặt chân lên hành tinh Đỏ.
Khi ra ngoài trời, họ đều mặc trang phục của phi hành gia và đeo bình dưỡng khí. Họ sống cùng nhau trong một căn cứ với sự hạn chế về điện, nước, thức ăn và dưỡng khí. Ảnh trên là Volker Maiwald, trưởng nhóm và kỹ sư môi trường, trao đổi với đồng nghiệp về mẫu địa chất tại sa mạc Utah.
Nhà khoa học Volker Maiwald thu thập các mẫu địa chất tại khu vực khô cằn của sa mạc Utah.
Các thành viên của nhóm nghiên cứu 125 EuroMoonMars B thu thập mẫu đất đá trên sa mạc.
Nhà địa chất học Csilla Orgel xem xét một mẫu đất.
Hans van Ot Woud, người lập bản đồ và nhân viên an ninh, y tế của nhóm 125 EuroMoonMars B chuẩn bị bước ra nơi ở của trạm nghiên cứu.
Các nhà khoa học di chuyển trên địa hình gồ ghề của sa mạc Utah.
Trở về trạm nghiên cứu khi trời tối.
Một trạm quan sát được đặt gần nơi ở của nhóm nghiên cứu.
Hans van Ot Woud kiểm tra sự phát triển của một loài cây trong trạm nghiên cứu.
Kỹ sư Matt Cross làm việc với một con robot.
Các nhà khoa học chuẩn bị bữa ăn.
Melissa Battler, nhà địa chất học và trưởng nhóm, nghiên cứu một mẫu địa chất.
Bình An
Theo Infonet