Trong những năm gần đây, vấn đề quá cảnh khí đốt luôn khiến giới chức Nga đau đầu. Do đó, dự án Nord Stream và South Stream được kỳ vọng sẽ giúp Nga thoát khỏi t́nh trạng này. Tuy nhiên, tiến sĩ kinh tế Alexei Khaitun, đứng đầu Viện chính sách năng lượng trung ương châu Âu lại không nghĩ như vậy.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với RIA Novosti, Tiến sĩ Alexei Khaitun nhấn mạnh rằng hai dự án được kỳ vọng Nord Stream và South Stream không hề mang lại bất cứ lợi ích nào cho nước Nga. Có chăng chỉ là Moscow muốn lợi dụng đường ống dẫn dầu này để duy tŕ sự phụ thuộc của các nước láng giềng vào khí đốt và đường ống dẫn khí đốt Nga.
South Stream, hệ thống đường ống dẫn khí đốt mới của Nga.
Phóng viên RIA Novosti Mikhail Gusev phỏng vấn Tiến sĩ Alexei Khaitun:
- Các tập đoàn năng lượng châu Âu tuần trước vừa đặt bút kư dự án South Stream. Vậy theo ông, dự án này có tầm quan trọng như thế nào và vai tṛ của nó đối với nước Nga?
Mặt tích cực, nó là một dự án sinh lợi cho Nga. Mặt khác, nó gây ra một loạt các vấn đề chính trị. Tại sao tôi lại nói nó sinh lợi? Chi phí để xây dưng hệ thống South Stream ước tính khoảng 25 tỷ USD. Nó sẽ cho công xuất trung b́nh là khoảng 25 tỷ m3 mỗi năm. Trong khi đó, giá khí đốt châu Âu gần đây tăng lên mức 500USD cho mỗi 1.000 m3 (từ 300 USD cách đây không lâu). C̣n giá cả thị trường tại chỗ là khoảng 400 USD.
Từ đó, gần như có thể ước tính doanh thu hàng năm là 12 tỷ USD. Như vậy, Nga sẽ thu hồi vốn đầu tư trong hai năm rưỡi. Đây là khoảng thời gian này không dài. Nhưng tất nhiên, điều này sẽ chỉ xảy ra nếu đường ống dẫn khí này cuối cùng vẫn được xây dựng.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cản trở dự án. Đầu tiên là, đường ống dẫn dầu này đặt sâu dưới đáy biển, cách mặt nước 1.500m. Tôi không tin dự án này hoàn toàn an toàn bởi ḷng biển Đen tích tụ quá nhiều khí độc hydro sulfide. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với đường ống dẫn dầu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phê duyệt dự án này trong khi lại ủng hộ dự án Nabucco của châu Âu.
Sau đó là vấn đề liên quan đến việc phân phối khí đốt của South Stream. Hiện toàn bộ lượng khí đốt tự nhiên được sản xuất ở Nga đang được phân phối nhờ các đường ống dẫn khí hiện có. Do đó, việc phân phối lại nó thông qua South Stream là không hiệu quả mặc dù xét về mặt chính trị th́ hoàn toàn khác. Nếu South Stream được xây dựng, các nước Trung Á sẽ không c̣n được quyền dẫn thẳng khí đốt sang thị trường châu Âu. Khí đốt của họ sẽ phải quá cảnh sang Nga.
- Vậy theo ông, dự án Nabucco có tính khả thi hơn?
Turkmenistan, Azerbaijan và Kazakhstan đang t́m kiếm sự độc lập kinh tế. Do đó, dự án Nabucco sẽ giúp các quốc gia này có cơ hội để bán khí đốt mà không cần trung gian.
- Vậy đối với sự cạnh tranh giữa hai dự án, Nga nên làm ǵ th́ thích hợp?
Các đường ống dẫn khí qua Ukraine, được xây dựng trong thời kỳ Xô Viết là tuyến đường ngắn nhất. Do đó, nó vẫn con đường vận chuyển khí đốt hiệu quả nhất.
- Về mặt kinh tế, South Stream có thể sinh lời dù về mặt chính trị th́ không. Thổ Nhĩ Kỳ không tán thành nó và một số vấn đề cũng đang nảy sinh với các nước khác. Vậy v́ sao Nga tiếp tục theo đuổi dự án bất chấp tất cả những khó khăn này?
Tôi không nghĩ rằng về mặt kinh tế, dự án này sinh lời. Việc vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt qua Nord Stream, 100 tỷ m3 qua South Stream, bỏ qua Ukraine sẽ khiến Ukraine thâm hụt 50% phí quá cảnh khí đốt. Tuy nhiên, Nga cũng chẳng có lợi ích ǵ bởi đây là con đường ṿng chưa kể cái giá để xây dựng dự án này quá đắt.
- Có nghĩa là dự án có gây tổn hại cho Nga?
Một vấn đề khác liên quan đến việc làm thế nào để khai thác đủ lượng khí đốt cho Nord Stream và South Stream. Từ thời Xô Viết cho đến nay, sản lượng khai thác khí đốt ở Nga không hề tăng. Kể từ những năm 90, Chính phủ Nga không hề đầu tư cái ǵ vào Gazprom.
Mặt khác, Chính phủ c̣n dùng lợi nhuận thu được nhờ Gazprom để tài trợ cho các chương tŕnh xă hội và các chương tŕnh khác. Trong khi đó, nguồn dự trữ khí đốt lại đang bị hao hụt đi theo thời gian.
Dù các nguồn dự trữ khí đốt mới đă được phát hiện song lại không hề được đầu tư khai thác. Bởi đơn giản, các dự án này đ̣i hỏi một sự đầu tư quá lớn mà Chính phủ th́ không có đủ tiền. Nhưng Nga lại đang hướng đến các kế hoạch toàn cầu, chẳng hạn thông qua việc cung cấp năng lượng cho toàn bộ châu Âu, mục đích của Nga là muốn Ukraine phải “khom lưng uốn gối” đồng thời áp đặt ảnh hưởng lên toàn bộ châu Âu.
- C̣n Nord Stream th́ sao? Dự án này có ư nghĩa ǵ với Nga?
Dự án này giúp 50 - 60 tỷ m3 khí đốt từ Nga chảy trực tiếp đến Đức mỗi năm. Nhưng nó cũng gặp một vấn đề nhỏ. Trong quá khứ, Gazprom là một nhà phân phối khí đốt đáng tin cậy đối với thị trường châu Âu. Tuy nhiên, sau xung đột với Ukraine, “gă khổng lồ” nghành năng lượng Nga bị mất đi tín nhiệm.
Hơn nữa, pháp luật châu Âu luôn giới hạn năng lượng được phép mua từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là một quốc gia châu Âu chỉ được nhập khẩu 25% năng lượng. Chưa hết, hiện nay người ta c̣n lên kế hoạch hạ thấp mức giới hạn hơn nữa.
- Có nghĩa là Nord Stream cũng không hiệu quả?
Nó không hiệu quả hơn so với tuyến đường qua Ukraine v́ việc cung cấp khí đốt bằng đường bộ rẻ hơn nhiều. Mặc dù Đức kỳ vọng Nord Stream là một sự đảm bảo tuyệt vời trong trường hợp một cuộc xung đột khí đốt Nga-Ukraine nổ ra, Nord Stream vẫn khó có thể thay thế được hệ thống đường ống chạy qua Ukraine.
- Vậy theo ông, Nga có nên tiếp tục theo đuổi chính sách năng lượng này trong tương lai?
Ngành năng lượng của Nga tiếp tục lao dốc. Nga sẽ có khả năng phải tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhiệm vụ chính của chúng ta là theo đuổi một chính sách tiết kiệm năng lượng. Một nền kinh tế như Nga không thể dựa vào xuất khẩu của một loại hàng hóa duy nhất, thậm chí là một trong những loại hàng hóa quan trọng như khí đốt tự nhiên.
Không may là, theo mô h́nh kinh tế của Nga hiện nay, cả Nord Stream lẫn South Stream đều là các dự án không hiệu quả. Nga sẽ phải đối mặt với các tổn thất về mặt chính trị bất kể hiệu quả kinh tế mà hai dự án này có khả năng mang lại. Hơn nữa, cần nhớ rằng, nguồn tài nguyên khí đốt của Nga không phải là vô tận.
Lê Dung (theo RIA Novosti)