321 tỷ USD là tổng số tiền mà 72 quốc gia trên thế giới cho cho việc mua sắm quốc phòng giai đoạn 2003-2010.
(ĐVO) Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga vừa đưa ra bản tổng hợp doanh số mua bán vũ khí toàn cầu giai đoạn 2003-2010. Doanh số mua bán vũ khí toàn cầu liên tục gia tăng.
Cụ thể, năm 2003 doanh số mua bán vũ khí toàn cầu đạt 26,55 tỷ USD, năm 2004 tăng lên 27,6 tỷ USD. Năm 2005 tăng lên 29,95 tỷ USD, năm 2006 tăng lên 36,39 tỷ USD, đặc biệt năm 2007 doanh số mua bán vũ khí toàn cầu tăng lên đến hơn 11 tỷ USD so với năm 2006, đạt mức 47,80 tỷ USD.
Doanh số vũ khí toàn cầu liên tục gia tăng bất chấp khủng hoảng kinh tế.
Năm 2008 có sự tăng trưởng nhẹ đạt con số là 48,06 tỷ USD, năm 2009 có sự sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Doanh số mua bán vũ khí năm 2009 giảm xuống còn 46,93 tỷ USD.
Năm 2010 lại đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng của doanh số mua bán vũ khí toàn cầu.
Cụ thể doanh số mua bán vũ khí năm 2010 nhảy vọt lên con số 57,84 tỷ USD. Thiết lập một cột mốc mới về doanh số mua bán vũ khí toàn cầu kể từ sau chiến tranh lạnh.
Sự gia tăng đáng kể doanh số mua bán vũ khí toàn cầu năm 2010 là do một số nước đã bắt đầu vực dậy từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Cũng như một số chương trình mua sắm vũ khí đã bị trì hoãn trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 nay được khôi phục trở lại.
Vũ khí vẫn là mặt hàng bán chạy trên thế giới.
Tuy nhiên, theo TSAMTO đánh giá, doanh số mua bán vũ khí năm 2010 vẫn thấp hơn so với dự đoán ban đầu. Điều này cho thấy rằng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn, điều này tiếp tục tác động tiêu cực đến các chương trình mua sắm vũ khí của các quốc gia trên thế giới.
Bản đánh giá doanh số mua bán vũ khí này được tổng hợp từ các hợp đồng mua bán vũ khí của hơn 72 quốc gia trên thế giới. Việc tính toán giá trị xuất khẩu được tính theo tỷ gia của USD tại thời điểm hiện tại.
Báo cáo này chỉ tổng hợp dựa trên các hợp đồng mua bán vũ khí đã được công bố, không bao gồm các hợp đồng cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ sửa chữa, bảo trì, cung cấp phụ tùng thay thế, và cả các hợp đồng mua bán vũ khí “chui”.
TSAMTO nhận định, giá trị của các dịch vụ ngoài danh mục mua sắm dao động ở khoảng từ 5-20% so với tổng giá trị mua bán vũ khí toàn cầu.
Trong bản phân tích doanh số mua bán vũ khí này, TSAMTO phân ra làm 8 loại trang thiết bị quân sự cần thiết, mỗi loại lại chia thành nhiều hạng mục khác nhau vào mỗi chức năng cần thiết. Tổng cộng có khoảng 30 danh mục trang thiết bị quân sự cần thiết được liệt kê.
Các tính toán được dựa trên số liệu sẳn có tính đến hết ngày 1/9/2011, doanh số mua bán vũ khí toàn cầu liên tục gia tăng, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang gia tăng. Các quốc gia vẫn liên tục đậm chi cho việc mua sắm quốc phòng, tình hình an ninh thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.
Quốc Việt (theo Armstrade)