Không chỉ là một nhà quân sư, nhà chính trị kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, Gia Cát Lượng c̣n là nhà phát minh đại tài. Sáng chế nổi tiếng nhất của ông là nỏ liên hoàn.
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là nhà quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.
Bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực chính trị, Khổng Minh c̣n được nhiều người biết đến với những sáng chế đỉnh cao.
Trong số này, Gia Cát Lượng có một sáng chế "để đời" là nỏ liên hoàn hay c̣n gọi là nỏ Gia Cát. Nó được xem là phiên bản cổ đại của súng máy.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nỏ Gia Cát được Khổng Minh sáng chế khi chuẩn bị dẫn quân nhà Thục đánh Ngụy.
Trước t́nh h́nh phải chiến đấu với đội quân hùng hậu của nhà Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đă tạo ra loại vũ khí có uy lực mạnh mẽ với tính sát thương lớn hàng đầu lúc bấy giờ.
Loại nỏ mà Gia Cát Lượng sáng chế sử dụng tên làm bằng sắt, dài khoảng 80 cm. Nỏ liên hoàn có thể bắn được số lượng đáng kể mũi tên trước khi cần phải nạp lại. Đây là ưu điểm vượt trội so với các loại nỏ thông thường.
Thêm nữa, dây cung được căng bằng cần gạt thay v́ kéo tay góp phần giúp các thao tác của cung thủ sử dụng nỏ với tốc độ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực.
Một cung thủ chuyên nghiệp sử dụng nỏ liên hoàn có thể bắn được liên tiếp 15 mũi tên chỉ trong 10 giây. Nhờ đó, hiệu quả sát thương của nỏ Gia Cát vượt trội hơn nhiều lần so với nỏ thông thường.
Với việc trang bị nỏ liên hoàn, quân đội nhà Thục dưới sự chỉ huy của Gia Cát Lượng đă tiêu diệt được một phần sinh lực địch, góp phần quan trọng trong các chiến dịch quân sự.