Một cuộc xâm phạm của máy bay lạ vào vùng cấm nước này ngày 23/9 buộc các chiến đấu cơ F -16 của Mỹ phải cất cánh để ngăn chặn kịp thời.
Lănh đạo Bộ Tư lệnh Lực lượng pḥng không vũ trụ hợp nhất khu vực Bắc Mỹ, tướng John Cornelio, cho biết, cả 3 máy bay lạ đă bị các chiến đấu cơ F-16 ngăn chặn và hộ tống hạ cánh xuống sân bay gần nhất. Tại đây, kíp phi hành đoàn và máy bay được nhân viên bảo vệ pháp luật kiểm tra.
|
Chiến đấu cơ F-16 thuộc Không đoàn Chiến đấu cơ số 35 của không quân Mỹ |
Ông J. Cornelio cũng khẳng định, nghi vấn các máy bay lạ chuẩn bị tấn công khủng bố đă được loại bỏ. Các máy bay trên vi phạm do phi công không biết được quy định về vùng cấm bay gần trụ sở LHQ.
Sự xâm phạm trái phép diễn ra trong khoảng 90' chiều ngày 23/9.
Một vùng không phận ở thành phố New York đang bị phong tỏa để đảm bảo an ninh cho cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhiều lănh đạo của các quốc gia khác.
Nội chiến Syria làm chủ bàn thảo luận
Cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thường niên đă bắt đầu phiên làm việc chính thức tại thành phố New York với sự tham dự của khoảng 200 nhà lănh đạo trên thế giới.
Khóa họp lần thứ 68 của Đại Hội đồng sẽ diễn ra trong 2 tuần, tập trung vào thảo luận những vấn đề nóng toàn cầu, với ưu tiên là cuộc khủng hoảng Syria, hạt nhân tại Iran cũng như đánh giá tiến độ giải giáp vũ khí hay cuộc chiến toàn cầu chống đói nghèo.
Không giống những lần trước, các đại biểu sẽ tề tựu tại một hội trường rộng răi và hiện đại được lát đá cẩm thạch màu xanh lá cây quen thuộc thay v́ tại đại sảnh của Đại hội đồng đang được tu sửa.
Nội chiến kéo dài 2 năm tại Syria sẽ đứng đầu chương tŕnh nghị sự quốc tế, theo lời Tổng Thư kư Liên Hợp Quốc Ban Ki - moon cho biết. Nhà lănh đạo cho rằng đây là thách thức lớn nhất cả về ḥa b́nh, an ninh và nhân đạo mà tổ chức lớn nhất hành tinh này đang phải đối mặt.
"Nói một cách rơ ràng, việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m. Nỗi đau khổ ở Syria phải chấm dứt".
Những cuộc họp bên lề cũng sẽ diễn ra song song trong dịp này. Đáng chú ư là cuộc hội đàm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về việc làm thế nào để thực thi thỏa thuận Nga - Mỹ buộc Syria từ bỏ và tiêu hủy kho vũ khí hóa học dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế.
Hạt nhân tại Iran góp mặt
Đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Syria Lakhdar Brahimi cũng có kế hoạch gặp gỡ hai ông Kerry và ông Lavrov để thảo luận việc làm thế nào tạo đà hướng tới một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại quốc gia Trung Đông này.
Họp bàn giữa Tổng Thư kư Ban Ki - moon nhóm họp với Bộ trưởng Ngoại giao 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ được dự kiến trong khóa họp cũng sẽ xoay trục quanh vấn đề Syria.
Sự xuất hiện của Tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong đợt này cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh những ngày gần đây ông Rowhani liên tục có những tuyên bố thể hiện thái độ ḥa dịu, đặc biệt là với chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
|
Sẽ có một dấu hiệu đáng mừng trong vấn đề hạt nhân ở Iran sau khóa họp lần thứ 69 của Đại Hội đồng LHQ? |
Tuyên bố của Tân Tổng thống về hồ sơ hạt nhân Iran cũng như cách thức hóa giải những câu hỏi c̣n bỏ ngỏ về những nút thắt trong chương tŕnh hạt nhân bị nghi ngờ của Iran đang là dấu hỏi lớn với các nhà lănh đạo tham gia khóa họp lần này.
Theo thông tin được bà Catherine Ashton, Cao ủy phụ trách chính sách ngoại giao Liên minh châu Âu, đưa ra tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif ngày 23/09 cho biết chính phủ Iran đồng ư xúc tiến đàm phán với các cường quốc trên thế giới về chương tŕnh hạt nhân của nước này.
Theo đó bà Ashton cho biết, một cuộc họp bàn giữa ông Zarif và lănh đạo 5 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức sẽ diễn ra vào ngày 26/9 tới.
T.H (Tổng hợp)
DatViet