Trung Quốc có không quân hải quân lớn thứ hai thế giới về số lượng (đó là khi chưa có các tàu sân bay) và được trang bị các loại máy bay chiến đấu giống như trong không quân, đồng thời có số lượng tương đương. Bởi vậy, sau đây khi nói đến không lực của Trung Quốc là tính gộp cả bản thân không quân và không quân hải quân.
Đầu tiên phải nói đến đặc trưng của không lực Trung Quốc vẫn là chất lượng đáng nghi, nhưng số lượng th́ rất nhiều.
Từ giữa thập kỷ 1990, trong trang bị của không lực Trung Quốc vẫn c̣n mấy trăm chiếc J-5 (MiG-17). Và đến đầu thế kỷ ХХI, vẫn có hơn một nửa máy bay chiến đấu là J-6 (MiG-19), c̣n J-7 (MiG-21) gần như được coi là các máy bay mới và hiện đại. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đă có sự thay đổi kinh ngạc ở mọi thành phần, kể cả không lực.
J-6 đă bị loại khỏi trang bị từ ba năm trước. Tuy nhiên, khoảng 2.000 máy bay này vẫn được cất giữ và rơ ràng là đang được cải tạo thành máy bay không người lái (UAV) tiến công (có thể chúng sẽ được sử dụng làm UAV cảm tử). J-7 “bị rút khỏi tuyến 1”, mặc dù trong các đơn vị thường trực vẫn c̣n 700-800 chiếc J-7 thuộc các biến thể khác nhau
MiG-21 là máy bay thực sự xuất sắc và có lẽ ở Trung Quốc, nó được coi trọng hơn cả ở đất nước đă khai sinh ra nó. Trung Quốc đă dùng 3 mẫu phái sinh từ MiG-21 để chế tạo tiêm kích xuất khẩu thế hệ 4 JF-17 (nay đang trang bị cho không quân Pakistan).
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn c̣n khoảng 200 tiêm kích J-8, một máy bay thật sự tầm thường mà trong 10-15 và chắc chắn sẽ bị đưa vào kho hoặc thậm chí làm sắt vụn.
Biểu tượng “thời đại mới” đối với không lực Trung Quốc là tiêm kích Su-27 mà Nga bắt đầu cung cấp cho Trung Quốc từ năm 1992. Trung Quốc đă mua của Nga 76 chiếc Su-27SK/UBK hoàn chỉnh, sau đó sản xuất theo giấy phép 105 J-11А, tiếp đí từ chối sản xuất thêm 95 chiếc khác mà hợp đồng quy định, qua đó gây tổn thất lớn cho một số hăng của Nga tham gia vào việc sản xuất Su-27.
Từ năm 2007, Trung Quốc đă triển khai sản xuất loạt trái phép J-11В. Ngoài ra, vào đầu thế kỷ ХХI, Trung Quốc đă mua của Nga 76 Su-30MKK và 25 Su-30MK2 (cho không quân hải quân), sau đó vào năm 2012, họ đă bắt đầu sản xuất trái phép J-16. Hiện nay, trong biên chế của không lực Trung Quốc (tính cả không quân hải quân) có từ 240-300 Su-27/J-11 (ít nhất ở 13 trung đoàn không quân) và không dưới 110 Su-30/J-16 (ít nhất trong 6 trung đoàn không quân)
Như vậy, xét về số lượng tiêm kích hạng nặng thế hệ 4, trong những năm tới, Trung Quốc chắc chắn sẽ giành vị trí số 1 thế giới, vượt qua cả Mỹ và Nga, hơn nữa các máy bay Trung Quốc lại mới hơn về vật lư so với các máy bay Nga và Mỹ.
Ngoài ra, họ tiêm kích Su-27 và các biến thể phái sinh của nó sẽ được bổ sung bằng các tiêm kích mới. Một là tiêm kích trên hạm J-15 sao chép từ mẫu T-10K mua từ Ukraine. Hiện nay, 2 mẫu J-15 đang bay thử trên tàu sân bay Liêu Ninh. Trung Quốc từng định mua để sao chép 2 tiêm kích trên hạm Su-33 (T-10K chính là một mẫu chế thử của Su-33)
Tiêm kích hạng nhẹ của không lực Trung Quốc là J-10 được chế tạo trê cơ sở thiết kế bị bỏ dở Lavi của Israel (bản thân Lavi được phát triển dựa trên F-16 của Mỹ), nhưng với nhiều linh kiện của Nga. Hiện tại, Trung Quốc có 8 hoặc 9 trung đoàn không quân được trang bị 150-250 chiếc J-10, họ đang tiếp tục sản xuất J-10 và phát triển các biến thể mới. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ chế tạo biến thể trên hạm của J-10
Từ 8-10 năm nữa không lực Trung Quốc sẽ vươn lên đứng đầu thế giới. Việc sản xuất F/A-18E/F (vốn gần như đă chấm dứt) và F-35 đầy bê bối của Mỹ không đủ bù đắp việc loại bỏ F-15, F-16 và các biến thể đời đầu của F/А-18. Tệ hơn là với Nga khi việc mua sắm Su-35S cũng sẽ không cách nào bù đắp được việc loại bỏ Su-27 và MiG-29. Ngay cả việc đưa T-50 vào sản xuất nếu được thực hiện cũng sẽ không thay đổi được t́nh h́nh.
Trung Quốc sẽ vượt qua cả Mỹ, cả Nga về số lượng, trong khi không thua kém về chất lượng. Hơn nữa, tuổi trung b́nh của các tiêm kích Trung Quốc sẽ nhỏ hơn nhiều các tiêm kích của Mỹ và Nga. So sánh không lực Trung Quốc với không quân các nước khác (kể cả Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan) th́ ngay hiện nay đă là vô nghĩa. ( Tổng hợp)
(ĐVO)