Không ít người thắc mắc tại sao một số bộ phận trên cơ thể, nhất là ở những vùng nhạy cảm, lại có làn da sẫm màu, thậm chí đen hơn những Vùng da khác. Gần đây tiến sĩ Lindsey Bordone, một bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia ở New York đã có câu trả lời chính thức về băn khoăn này. Đó là do hai yếu tố bao gồm melanin và hormone.
Khi một con người chạm tuổi dậy thì, hai hormone giới tính estrogen và testosterone trong cơ thể tăng lên kích thích sản xuất melanin - các axit amin quyết định màu da, màu tóc của con người. Kết quả là làm cho các vùng da ở vùng nhạy cảm, cụ thể là dương vật, âm hộ, khu vực núm vú đều sẫm màu.
Tiến sĩ Lindsey Bordone nói, thời thơ ấu mọi người thường có sắc tố nhẹ nên chưa có sự phân biệt về màu da. Ví dụ, một số người sinh ra với mái tóc vàng mà sau này chuyển sang màu nâu. Phụ nữ trẻ có núm vú sáng màu nhưng khi lớn lên, kích thích tố ảnh hưởng khiến núm vú tối hơn.
Khi phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, nồng độ tăng cao estrogen, làn da cũng có thể trở nên tối hơn. Điều này cho thấy hormones ảnh hưởng đến sắc tố tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở phụ nữ.
Chuyên gia cho biết đây hoàn toàn là một quá trình tự nhiên. Tuy nhiên tiến sĩ Bordone cảnh báo rằng da sẫm màu cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường nên mọi người cần lưu ý. "Làn da của bạn có thể bị thâm hơn bình thường ở một vài khu vực nhất định như hai bên cổ, nách, bẹn khi lượng đường trong máu cao. Đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường", tiến sĩ Bordone nói.
Therealtz © VietBF