Những ngày qua, giới khoa học bày tỏ niềm thương tiếc trước sự ra đi của Giáo sư - Viện sĩ (GS.VS) Bùi Huy Đường - người Việt duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Cố GS.VS Bùi Huy Đường (bên trái)
Trong bức thư điện tử gửi từ Bỉ thông báo đến các đồng nghiệp, nhà giáo ở Việt Nam, GS. Nguyễn Đăng Hưng đă bày tỏ niềm tiếc thương đối với cố GS.VS. Bùi Huy Đường. GS Hưng ghi: “Tôi lấy làm buồn báo tin cho chư vị là nhà cơ học Việt Nam nổi tiếng quốc tế, Giáo sư Bùi Huy Đường, thành viên Hàn Lâm Viện khoa học Cộng Ḥa Pháp, Hàn Lâm Viện Châu Âu vừa qua đời tại Paris ngày 29/5/2013. Ḷng chúng tôi se lại khi nhớ mới đây chưa đầy một năm, GS Bùi Huy Đường đă tŕnh bày một công tŕnh khoa học rất sáng giá trong buổi họp khoáng đại tại Việt Nam”.
Trên trang cá nhân của ḿnh, GS. Nguyễn Đăng Hưng kể rằng, đối với ông, GS. Đường là tấm gương, là người bạn. “Paris và Liège có đâu xa và khi cần một thuyết tŕnh viên đẳng cấp về các ngành chuyên môn như rạn nứt hay bào ṃn, tôi thường mời GS. Đường sang ĐH Liège thỉnh giảng. Một chuyện rất ít người biết đến là GS. Bùi Huy Đường là một người tự học thứ thiệt. Ông chưa hề đến trường cho đến tuổi 12. Tôi cũng thú nhận ở đây là tôi cũng có hoàn cảnh này. Có lẽ đây cũng là lư do chúng tôi tuy gặp nhau rất ít nhưng là những người bạn thân thích. Theo tôi, không có ǵ phải nghi ngờ, GS. Bùi Huy Đường là một trong những nhà cơ học gốc Việt hàng đầu”, GS Nguyễn Đăng Hưng cho biết.
Tại Hội nghị khoa học quốc tế ACOME tổ chức tại TPHCM vào ngày 14-16/8/2012, nhiều nhà khoa học đă bày tỏ vui mừng khi GS Bùi Huy Đường cũng dành thời gian về nước tham dự. Tại hội nghị này, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng ra quyết định trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự liên quan đến sự nghiệp khoa học của hai nhà khoa học lừng danh quốc tế trong ngành cơ học là GS Giulio Maier, Milan, Hàn Lâm Viện Ư và GS Bùi Huy Đường, Paris, Hàn Lâm Viện Pháp.
Tại hội nghị này, GS Đường cũng đă chia sẽ với PV Dân trí về những quan ngại khi đập thủy điện Sông Tranh 2 ở Bắc Trà My, Quảng Nam có dấu hiệu ṛ rỉ, nứt… Khi đó cố GS.VS Bùi Huy Đường cho rằng, để khắc phục những vết nứt ở các đập thuỷ điện cần phải có những phương pháp vật lư thích hợp, sau đó mới giải bài toán ngược để t́m ra vết nứt ở các đập thuỷ điện. Muốn vậy, Việt Nam cần đầu tư để có các máy móc, phương tiện, dụng cụ tối tân về kỹ thuật để thăm ḍ vết nứt.
Cũng tại hội nghị hôm đó, nhiều người xúc động khi nghe ông kể về khoảng trời ấu thơ trên quê hương Việt Nam và “cái sự học” của ḿnh.
Bằng lời lẽ giản dị, chân thành của một người con xa xứ, GS.VS Bùi Huy Đường bồi hồi kể lại chuyện “đă xảy ra rất lâu rồi khi tôi c̣n là một cậu bé 7 tuổi sống ở đồng quê gần thành phố Thanh Hóa, bên ḍng sông Mă”.
Cố GS VS Bùi Huy Đường đươc trao bằng Tiến sĩ Danh dự ngay khi trở về Việt Nam dự hội nghị khoa học
Thời ấy mọi người đều được khuyến khích học và viết tiếng Việt. Người bộ hành đi đâu cũng vậy, thí dụ đi chợ đều bị thanh ngang chắn lối đi. Bạn phải đọc được vài chữ viết bằng phấn trên một bảng đen mới được bước qua. Nếu đọc không được bạn sẽ được nán lại vài phút học vài con chữ mới được đi. “Tôi chỉ là cậu bé trẻ tuổi mà tôi lại đọc được chữ Việt và tôi đă được bước qua. Tôi thật hănh diện đă làm được việc này. Có lẽ niềm hănh tiến này là động cơ giúp tôi đi xa trong học vấn”, ông kể.
GS.VS Bùi Huy Đường cũng khẳng định rằng: “Học vấn thật quan trọng, nó mở ra đại lộ cho những ai muốn đi xa trong cuộc đời để giúp đỡ không những chính ḿnh mà c̣n là người khác”.
Trong sự nghiệp làm khoa học của ḿnh, GS.VS Bùi Huy Đường đă viết nhiều sách như “Cơ học vật rắn và bài toán ngược”, “Cơ học rạn nứt”... Cuốn nào ông cũng dành bản quyền miễn phí cho các đồng nghiệp Việt Nam.
GS.VS Bùi Huy Đường cũng cho rằng, Việt Nam nhân tài th́ không thiếu. Có rất nhiều anh chị c̣n trẻ tuổi, có nhiều khả năng để đi rất cao, rất xa. Họ sẽ phát triển nhiều cho khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông mong rằng Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện về tài chính để phát triển những ngành đó.
Nguồn: Công Quang/Dantri