Đây là cảnh sinh hoạt hàng ngày của người dân xă Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai – Hà Nội). Dây đu để qua sông là chiếc thừng dài nối hai bờ, người qua sông chèo lên thuyền, nhưng không dùng mái chèo khỏa nước, mà bám vào dây thừng "đu" thuyền đi theo sợi dây để sang bờ.
Theo quan sát của PV Infonet, mỗi bên chiếc đ̣ chỉ rộng chừng hơn 1 mét vuông, giống như chiếc chuồng gà, được đóng bằng ván quan tài, chắp vá, đủ cho vài ba khách ngồi.
Hai bên dốc đ̣ được vạt đất hết sức sơ sài, tạo thành lối xuống. Tuy nhiên, lối xuống này vừa dốc, lại không được rải đá hay lát gạch nên không chỉ trời mưa mà trời nắng, dắt xe xuống cái dốc dựng đứng này cũng toát mồ hôi.
Khách phương xa nếu một lần đi đ̣ đu sẽ nhớ măi không quên. Song đối với người dân hai xă Mỹ Hưng và Tả Thanh Oai, đ̣ đu đă trở nên “gắn bó” khi đây là thói quen hàng ngày của họ.
Bằng con thuyền cũ nát và sợi dây để đu qua sông
Ông Bảy, một người “đu dây” bằng thuyền đưa người dân qua sông cho biết, tùy vào số lượng người, mỗi lần qua sông sẽ đưa từ 3 -5 người, thậm chí cả xe đạp xe máy. Ông Bảy, đă làm nghề đu dây đưa người qua sông hơn 30 năm nay, mà phần lớn là đưa người dân ở xă Mỹ Hưng và một số vùng lân cận đi sang sông có việc. Mỗi lần qua sông người dân trả 2.000 đồng/người/lượt.
Việc đu dây qua sông bằng thuyền cũ nát rất mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ch́m thuyền giữa ḍng, nhất là mùa nước sông đầy. Theo lời những người dân hai bên sông, đă có lần không may khách rơi xuống sông nhưng được kéo lên kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu là do nước lớn, đ̣ lại chở nặng, chủ đ̣ không đủ sức đu dây những người biết bơi “phải t́nh nguyện “ nhảy xuống sông để giảm tải trọng của đ̣. Thậm chí nhiều trường hợp chủ thuyền phải để đ̣ trôi dạt theo ḍng nước. Bởi vậy mà nhiều chủ đ̣ khi gặp nước lớn, chảy xiết thường phải hạn chế người qua đ̣ để tránh đ̣ nặng, dễ bị lật, ch́m...
Nhiều năm qua, người dân muốn qua sông Nhuệ đi chợ búa, giỗ chạp, chúc Tết… đều leo lên con thuyền độc mộc mục nát rồi bám đu dây để qua sông.
Nguồn: Nguyễn Hiếu/ Infonet