Tôi thắc mắc tên một người chị họ sao lại là Anh Thư, chị đâu phải là con trai mà gọi là anh, b́nh thường vẫn gọi là chị Thư đấy thôi? Rồi sao lại có thể gọi lẫn lộn là "chị anh Thư"?
Một bạn gái người Việt, sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, tâm sự về việc học và nói tiếng mẹ đẻ qua những câu chuyện rất giản dị và hài hước, nhưng chứng tỏ một sự cố gắng và t́nh yêu sâu sắc dành cho gia đ́nh và quê hương.
Mỗi khi có ai đó khen: "Các con của anh chị nói/viết tiếng Việt giỏi ghê!" là nét mặt bố mẹ tôi lại rạng rỡ, rồi phấn khởi khoe thêm: "Cháu lớn c̣n làm phiên dịch cho hội giúp đỡ người nhập cư cơ mà". Bởi thế tôi biết bố mẹ tôi sẽ rất vui khi bài "Mưa phùn-Mưa xuân" của tôi được vào danh sách b́nh chọn của cuộc thi "Xuân Quê hương" do
VnExpress tổ chức; đó sẽ là món quà quư giá tôi tặng bố mẹ nhân dịp Tết năm nay.
Mới đầu tôi cũng thắc mắc, người Việt mà giỏi tiếng Việt th́ có ǵ là lạ? Sau tôi mới biết, ở nuớc ngoài này có rất nhiều đứa trẻ cũng có bố mẹ Việt như chị em tôi nhưng không hề biết nói tiếng Việt hoặc có biết th́ cũng biết ít ít… Tôi rất biết ơn bố mẹ đă cho chị em tôi một vốn tiếng Việt để được những lời khen như vậy.
Các bạn trẻ, thanh thiếu niên kiều bào vẫn luôn hướng về Việt Nam. Ảnh:
quehuongonline
Tôi nhớ lần đầu về thăm quê hương, vừa tới nhà tụi tôi đă có thể đi chơi ngay với các anh chị em họ và các cháu cùng lứa tuổi. Bố mẹ tôi cũng rất an tâm, không phải lo lắng như nhiều gia đ́nh Việt kiều khác. Tôi càng thấy được thông thạo tiếng Việt thật là hữu ích khi ở thêm tại quê nhà.
Trong buổi họp mặt đại gia đ́nh, ông bà, chú bác, cô d́ đều rất vui khi nghe những câu trả lời bằng tiếng Việt tuy hơi ngô nghê nhưng khá sơi của tụi tôi. Nét mặt ai cũng hả hê giống như bố mẹ tôi khi đuợc nghe những lời khen ở bên kia vậy. Mọi người cùng thích thú, cười rộ lên rồi trầm trồ nhắc lại những từ ngữ ít dùng mà tụi tôi vẫn biết để nói. Tất cả đều bât ngờ về tŕnh độ nói tiếng Việt của tụi tôi, ai cũng tưởng là bên đó nói toàn tiếng Tây nên tiếng Việt biết ít thôi...
Tôi cũng không ngờ rằng việc giỏi tiếng Việt của tụi tôi lại khiến cho mọi người vui nhiều đến thế. C̣n vui hơn cả khi nhận những món quà bố mẹ tôi mang ở Pháp về tặng cho mọi người.
Bố mẹ tôi vẫn thường truyền cho mọi người thân quen một kinh nghiệm đơn giản là: "Khi ở nhà phải cấm tuyệt đối không cho tụi nó nói tiếng Tây (Nhật, Đức, Anh…) v́ về tiếng nói, trẻ con mau biết mà cũng mau quên lắm…".
Đúng vậy, như chị em tôi đă từng nói giỏi tiếng Nhật v́ được học 3 năm mẫu giáo ở Nhật. Vậy mà qua Pháp có mấy tháng thôi, tiếng Pháp c̣n chưa tỏ mà tiếng Nhật đă quên ráo không c̣n nhớ một từ nào. V́ thế cho nên khi ở nhà kể cả một tiếng "oui" hay "non" ngắn ngủi bố mẹ cũng bắt đổi lại nói là "vâng", là "không" mới được chấp nhận.
Bây giờ tụi tôi lớn rồi, chắc tiếng Việt đă ngấm kỹ vào trí nhớ rồi nên thi thoảng có lỡ quên bố mẹ mới linh động châm chước cho thôi…
Và cũng như lời bố mẹ vẫn nói với mọi người: "Đừng lo nói nhiều tiếng Việt tụi nó sẽ không học giỏi tiếng bản xứ", kết quả học tập của chị em tôi hàng năm vẫn luôn đứng nhất nh́ lớp. Cả hai đều được chọn là một trong ba học sinh của lớp được phép học hai ngoại ngữ Anh và Đức, số c̣n lại chỉ được học một ngoại ngữ thôi. Bài thi tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp tôi c̣n đạt điểm tối đa.
Sống ở Tây mà không biết tiếng Tây hơi lạ cũng đă đành, người Việt mà không biết tiếng Việt th́ thế nào nhỉ? Tôi chưa biết nghĩ sâu xa nhưng từ lúc nhỏ tôi đă thấy có một điều phiền toái như thế này: Trong những dịp lễ lạt, cưới xin hay Tết nhất tụ họp, gia đ́nh thường hay có đủ bà con họ hàng, bạn bè thân quen đến từ các nước: Bỉ, Luxembougr, Đức.., có khi có cả Mỹ, Canada… Người lớn gặp nhau th́ tất nhiên rất vui rồi, c̣n đám trẻ con chúng tôi có rât nhiều đứa không biết nói tiếng Việt. Thật là tai họa…
Bạn h́nh dung xem cảnh một lũ trẻ con tóc đen, da vàng rất muốn xông vào chơi với nhau v́ là "bên ta" cả, nhưng mỗi đứa x́ xồ một thứ tiếng th́ làm sao vào cuộc chơi được đây! Khi đó các ông bố, bà mẹ mới thật sự thấm thía việc giữ ǵn tiếng mẹ đẻ cho con em ḿnh cần thiết đến mức nào.
Lớn lên được hoc ngoại ngữ, chúng tôi có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Nhưng nghĩ đến cảnh toàn người Việt với nhau, cả khi ở ngay trên đất Việt Nam mà cứ phải uốn lưỡi nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nước ngoài th́ h́nh như cũng không hay cho lắm!
Ngoài ra, chúng tôi cũng có không ít những bất ổn, vui buồn, bởi sống thiếu môi trường quê hương đấy các bạn ạ! Những người lớn bên đây hay bàn luận, nhận xét đám trẻ con chúng tôi cứ ngồ ngộ: tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta; ngô ngố như một lũ gà công nghiệp và hay lôi lại những kỷ niệm ngô ngố đó ra làm câu chuyện vui:
Hồi nhỏ, tôi cứ nghĩ từ "chị" mà cả nhà vẫn thường gọi tôi là tên gọi riêng của tôi nên khi mẹ dạy đánh vần: "mờ e me nặng mẹ", tôi đọc theo, nhưng đến câu: "chờ i chi nặng chị" th́ tôi nhất định không chịu đoc, nói là mẹ dạy sai rồi: mẹ to như thế th́ mới nặng, chứ con tí như thế này th́ làm sao lại "nặng" được?
Khi lớn hơn một tí th́ lại thắc mắc tên môt người chị họ sao lại là Anh Thư, chị đâu phải là con trai mà gọi là Anh, b́nh thường vẫn gọi là chị Thư đấy thôi? Rồi sao lại có thể gọi lẫn lộn là "chị anh Thư"?
Đến tận bây giờ lớn rồi, tụi tôi cũng vẫn c̣n rất nhiều điều khó hiểu trong ngôn ngữ Việt Nam kiểu như vậy nên có rất nhiều chuyện làm người lớn dở khóc dở cười.
Tôi thấy tiếng Việt thú vị ở chỗ, vẫn là một từ mà ta phát âm trầm bổng cao thấp th́ lại ra một nghĩa khác, ví như: quả dưa, nói thấp tí thôi đă ra quả dừa, cao lên th́ lại là quả dứa; ba thứ quả khác hẳn nhau.
Hay như từ chào nếu đổi dấu th́ ra: chao, cháo, chăo, chảo, chạo; mỗi từ một nghĩa. Ở tiếng Pháp th́ chào là: bông giua (bonjour). Cho dù có phát âm thành: bồng giùa, bống giúa , bổng giủa… th́ vẫn cứ có nghĩa là chào mà thôi.
Vậy thế nên mới có chuyện, hồi mới qua chưa được hoc tiếng Pháp, mẹ tôi cứ nghĩ từ "bít-tất" là từ ta mượn dùng của tiếng Pháp (v́ thường những từ đó vẫn có thêm cái gạch nối ở giữa như củ cà-rốt; mũ cát-quét, cái cà -vạt, kẻ ca-rô…) nên cứ ra sức đổi kiểu phát âm cao thấp, trầm bổng để diễn tả cái từ muốn nói là "bít-tất" với một ngưới bản xứ v́ cứ nghĩ do ḿnh phát âm chưa chuẩn. Sau đó mới biết tất tiếng Pháp là một từ khác hẳn (chaussettes). Vậy từ "bít-tất" có bạn nào biết xuất xứ là thế nào không? Xin kể cho mọi người cùng biết cho vui!
Chịu khó viết bài nhu thế này cũng là dịp để rèn luyện cho tiếng Việt thêm thành thạo và chắc mọi người đang rất mong được đọc thêm nhiều bài viết của "lũ gà công nghiệp" chúng ḿnh!
Xin chúc cho tiếng Việt luôn được giữ ǵn và phát triển hơn nữa trong cộng đồng giới trẻ Việt sống ở hải ngoại.
Mai Hương Ly (Thụy Sĩ)
theo vne