Mặc dù Gia Cát Lượng là quân sư được nhiều người biết đến nhưng không phải người xuất chúng nhất. Quân sư vĩ đại nhất nước này được giới nghiên cứu cho rằng là Khương Tử Nha.
Trong lịch sử Trung Quốc, Khương Tử Nha (1156 trước Công nguyên - 1017 trước Công nguyên) được hầu hết các sử gia, học giả công nhận là quân sư xuất chúng nhất lịch sử Trung Quốc. Ông là khai quốc công thần của nhà Chu.
Theo các sử liệu, Khương Tử Nha xuất thân trong gia tộc hiển hách, tiếng tăm lừng lẫy. Tổ tiên của ông là Lă Bá Di - một trong những người có công giúp Hạ Vũ trị thủy. Sau khi hoàn thành việc trị thủy, Hạ Vũ phong chức Tứ nhạc cho Lă Bá Di.
Tuy nhiên, đến thời nhà Thương, con cháu của Lă Bá Di bao gồm cả Khương Tử Nha không thể tiếp tục cuộc sống huy hoàng như tổ tiên. Họ trở thành dân thường, có cuộc sống không mấy khá giả.
Trước khi được Chu Văn Vương mời về pḥ tá, Khương Tử Nha, 32 tuổi, quyết định lên núi tu Đạo để pḥng tai họa trong bối cảnh nhà Thương xảy ra chiến tranh liên miên. Trong những năm sống trên núi, ông làm nhiều việc để kiếm sống như đan sọt, xay bột, xem tử vi...
Khi 72 tuổi, Khương Tử Nha tin rằng thời cơ đă đến nên quyết định xuống núi, xây dựng sự nghiệp. Ban đầu, ông được Trụ Vương giao cho chức vụ Đại phu.
Tuy nhiên, về sau, chứng kiến Trụ Vương hoang dâm vô độ, dân chúng lầm than, Khương Tử Nha không thể khuyên can nhà vua nên quyết định từ quan, rời triều.
Sau khi từ quan, Khương Tử Nha đến Tây Kỳ sinh sống. Hàng ngày, ông câu cá ở bờ sông Vị nhưng không có lưỡi câu. Thêm nữa, mồi câu của c̣n thả cách mặt nước tới tận hơn 3 thước.
Chính điều này đă thu hút sự chú ư của Chu Văn Vương. Về sau, Chu Văn Vương nhận thấy đây là một bậc kỳ tài binh pháp nên đă mời ông về làm quân sư.
Quả thật, dù đă ngoài 70 tuổi nhưng Khương Tử Nha thông minh, mưu lược hơn người và giỏi binh pháp đă giúp Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương và sáng lập nên nhà Chu.
Với những đóng góp to lớn to nhà Chu, Khương Tử Nha được phong làm tể tướng. Thậm chí, ông c̣n được nhà vua tin tưởng phong làm Tề Vương. Vào năm 97 tuổi, ông qua đời.
VietBF@ sưu tập