Đội tuyển Australia vừa giành được chiến thắng quan trọng 4-0 trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Jordan, qua đó tiến gần hơn đến tấm vé trực tiếp tham dự ṿng chung kết World Cup ở Brazil mùa hè sang năm. Người viết bài này thật may mắn khi được ḥa cùng khoảnh khắc đó và quan trọng hơn, biết được một góc nhỏ trong t́nh yêu của người dân xứ sở chuột túi dành cho môn thể thao vua.
|
Tác giả bài viết ngồi cùng hàng ghế với các cổ động viên Australia |
Nơi bóng đá không là vua
Trước hết, cần phải khẳng định bóng đá không phải là môn thể thao số một ở Australia. Thoạt đầu, điều này nghe có vẻ phi lư bởi Australia được h́nh thành từ ḍng di cư của những tù nhân nguy hiểm có gốc gác từ nước Anh, quê hương của bóng đá. Người dân Australia nói chung và Melbourne nói riêng dành t́nh yêu cho những môn thể thao khác như bóng rổ, cricket, bóng bầu dục hay đặc biệt là một môn thể thao có tên gọi là “football”, nhưng lại cho phép chơi bằng cả tay lẫn chân. Đi khắp các cửa hàng bán đồ thể thao ở Melbourne, quần áo hay các vật dụng liên quan đến bóng đá hoàn toàn lép vế so với các môn thể thao khác.
Thế nhưng điều đó không thể cản trở sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá Australia trong những năm gần đây. Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp A-League năm nay đă bước sang mùa thứ tám. Từ mùa 2008-09, số lượng khán giả đến sân tăng dần đều. Mùa giải 2012-13 vừa qua, theo thống kê từ ban tổ chức, có hơn 1,7 triệu khán giả đến các sân vận động của Australia, trung b́nh 12.568 người/trận. Tất nhiên, sẽ là khập khiễng nếu so sánh con số này với lượng khán giả có mặt trên các sân bóng của châu Âu như Anh, Đức hay Italia. Nhưng với một nền bóng đá c̣n đang phát triển như Australia, đó là một con số rất đáng nể.
Cuồng nhiệt không kém…Việt Nam
|
Ḍng người xếp hàng chờ mua vé trước giờ bóng lăn |
Trước khi trận cầu Australia - Jordan diễn ra khoảng một tiếng đồng hồ, bầu không khí trước cửa sân Docklands bỗng trở nên náo nhiệt khác thường. Ḍng người, từ nhiều hướng khác nhau, bằng các phương tiện di chuyển khác nhau (ô tô, đi bộ hay phương tiện công cộng), ùn ùn kéo về trước cửa sân. Một hàng dài cổ động viên kiên nhẫn chờ đến lượt ḿnh trước các cửa bán vé. Khu lưu niệm dành cho đội tuyển Australia chật kín người đến hỏi mua. Rất dễ dàng nhận ra những bóng người mặc áo vàng-xanh, trang phục truyền thống của đội tuyển Australia. Các cổ động viên chủ nhà trang bị cho ḿnh đầy đủ áo, khăn choàng, mũ hay thậm chí là cả linh vật của đội tuyển Australia, chú chuột túi đồ chơi.
Có xem trọn vẹn 90 phút trận Australia - Jordan trên sân mới thấy các cổ động viên Australia cuồng nhiệt đâu kém ǵ… Việt Nam. Dù cho bóng lăn bên sân phần đội ḿnh hay đội khách Jordan th́ những tiếng reo ḥ không hề ngớt đi. Mỗi khi cơ hội ăn bàn đến, các cổ động viên Australia lại có thói quen dậm chân xuống đất như thể chuẩn bị sẵn sàng để đứng lên ăn mừng. Thậm chí, cổ động viên Australia cuồng nhiệt đến mức không ít lần tỏ thái độ khiêu khích cầu thủ đối phương. Bất cứ hành động nào mang tính tiêu cực từ phía Jordan như phạm lỗi, nằm lăn ra sân, hay có khi chỉ là các cầu thủ dự bị khởi động bên ngoài đường piste làm ảnh hưởng đến tầm nh́n cũng là cái cớ để các cổ động viên la ó, thậm chí nói tục. Có thể ngôn ngữ không đến mức miệt thị, xúc phạm, nhưng tần suất diễn ra liên tục và số lượng lên tới hàng vạn cái mồm trên sân Docklands đủ sức khiến bất cứ cầu thủ đối phương nào cũng phải cảm thấy khó chịu.
Tất nhiên, để các thượng đế có thể duy tŕ trạng thái cuồng nhiệt suốt gần hai tiếng đồng hồ, ban tổ chức cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng những khu vực để các cổ động viên thư giăn và nạp năng lượng. Mỗi cửa ra vào đều có bày bán các dịch vụ ăn uống, giải khát. Đặc biệt, sân Docklands có đến ba quán bar, nơi những người hâm mộ có thể tụ tập vừa ăn uống, tṛ chuyện, cũng như thưởng thức trận đấu trên màn h́nh lớn nếu họ v́ lư do nào đó không muốn tiếp tục chứng kiến trực tiếp trận đấu dưới các hàng ghế.
Cuối cùng, sự cổ vũ cuồng nhiệt và máu lửa của các cổ động viên chủ nhà cũng đem lại hiệu quả. Đội tuyển Australia đă thi đấu rất xuất sắc và giành thắng lợi đậm đà 4-0 nhờ các pha lập công của Mark Bresciano, Tim Cahill, Robbie Kruse và Lucas Neill. Trong cơn cao hứng, một cổ động viên ngồi ngay bên cạnh tôi c̣n chúc mừng đội tuyển Australia đă giành quyền đến Brazil vào mùa hè năm tới. Dường như anh ta chưa để ư rằng đội bóng quê hương ḿnh vẫn cần phải thắng Iraq ở lượt đấu cuối cùng mới chắc suất trực tiếp có mặt ở World Cup 2014.
Nhưng điều đó xét cho cùng cũng chẳng phải là vấn đề ǵ to tát, bởi người Australia luôn suy nghĩ lạc quan, hướng về phía trước. Một trong những câu nói quen thuộc khi đi trên bất ḱ con phố nào ở Melbourne nói riêng và Australia nói chung là: “Đừng lo lắng làm ǵ (tiếng Anh: Don’t worry)”. Các cổ động viên của Socceroos (biệt danh của đội tuyển Australia) hoàn toàn có lư do để tin tưởng về cơ hội lần thứ tư góp mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới. Xa hơn, họ có quyền nghĩ đến việc đội bóng con cưng sẽ làm được điều ǵ đó tốt hơn thành tích lọt vào ṿng 1/8 cách đây bảy năm trên đất Đức. C̣n với cá nhân người viết, được hiểu thêm về t́nh yêu bóng đá của người dân Australia nói chung và Melbourne nói riêng quả là một khám phá thú vị.
Huấn luyện viên tuyển Australia xin lỗi v́… xúc phạm phụ nữ
Mới đây, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Australia, Holger Osieck, đă phải lên tiếng xin lỗi công khai trước dư luận v́ b́nh phẩm mang tính chất miệt thị phái nữ sau khi đội nhà giành thắng lợi 4-0 trước Jordan hôm thứ Ba tuần trước. Trong cuộc họp báo diễn ra sau khi kết thúc trận đấu, chiến lược gia người Đức đă nói đùa rằng một quan chức của Liên đoàn bóng đá Australia hành động như đàn bà khi lên tiếng chỉ bảo ông phải ngồi ở đâu. Xa hơn, ông thầy 64 tuổi này c̣n đưa ra một câu b́nh phẩm bằng tiếng Latin, được dịch ra có nghĩa là “đàn bà nên ngậm miệng lại ở chốn công cộng”. Osieck nói: “Tôi thành thật xin lỗi những ai cảm thấy bị xúc phạm bởi câu nói này. Đó chỉ là một lời b́nh luận mang tính chất bông đùa, không có hàm ư xúc phạm phụ nữ. Tất cả chỉ là một sự hiểu lầm”. | |
Theo Đức Hùng - Thể Thao & Văn Hóa Online