Với đầu óc của một nhà kinh doanh, ông Trump có suy nghĩ khác so với các tổng thống có nền tảng về chính trị. Nước Mỹ liệu sẽ "great again" như những ǵ tân tổng thống hứa hẹn? Việc đầu tiên khi chính thức trở thành tổng thống Mỹ, ông Trump đă muốn bác bỏ TPP và chú trọng vực dậy nền kinh tế Mỹ bên cạnh củng cố quân sự vũ khí.
Điện thoại iPhone được trưng bày tại trụ sở của Apple ở Cupertino, California, 21/3/2016.
Tổng thống đắc cử của Mỹ không muốn tập đoàn Apple tiếp tục sản xuất sản phẩm ở Việt Nam, mà thay vào đó, chuyển về Hoa Kỳ, đă gây nhiều phản ứng trái chiều ở trong nước.
Ông Donald Trump mới đây đă nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone lập nhà máy ngay tại Hoa Kỳ.
Tổng thống tân cử tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với tờ the New York Times hôm 23/11 rằng ông sẽ đưa ra các chính sách về thuế có lợi để Apple “xây một hoặc nhiều nhà máy lớn ở Mỹ” thay v́ sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, cựu viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng quan điểm của ông Trump “có tính chất chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ”, và điều đó sẽ khiến thế giới và Việt Nam “chịu thiệt tḥi”.
Về tuyên bố muốn rút việc sản xuất linh kiện sản phẩm của Apple khỏi Việt Nam, chuyên gia kinh tế độc lập này nói thêm:
“Ít nhất bản thân ông ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng v́ khi đưa về, tiền lương, tiền công ở bên đấy rất là cao, mà khi tiền lương, tiền công cao th́ chi phí giá thành đội lên rất là lớn. Mỹ liệu có khả năng chịu đựng được hay không. Nếu lao động, nhân công rẻ th́ chắc chắn nó sẽ tốt hơn, chi phí thấp hơn mà chi phí thấp hơn th́ Mỹ được hưởng lợi”.
Nhiều tờ báo ở trong nước cũng đồng loạt đưa ra nhiều b́nh luận về tuyên bố của ông Trump. Tờ Người Đưa Tin viết rằng “ông Trump tung chiêu dụ Apple bỏ Trung Quốc, Việt Nam để về Mỹ”.
Tờ này viết tiếp: “Bất kỳ chính sách ưu đăi như thế nào đi chăng nữa th́ để sản xuất một sản phẩm tại một quốc gia có chi phí nhân công cao như Mỹ, giá iPhone sản xuất tại Mỹ có thể tăng gấp đôi so với giá hiện tại, điều mà Apple chắc chắn không muốn”.
Báo chí trong nước trích dữ liệu từ Cục Đăng kư kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết rằng công ty Apple đă lập chi nhánh tại Việt Nam cuối năm ngoái với vốn điều lệ 15 tỷ đồng.
Trước những phát ngôn ít ỏi liên quan tới Việt Nam, ông Long cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng các kinh tế gia ở trong nước vẫn đang theo dơi mọi động thái của ông Trump để đoán định xem chính sách đối với Việt Nam của ông Trump trong tương lai ra sao.
Tiến sỹ kinh tế này nói thêm:
“So với ông Obama th́ ông này tính cách hoàn toàn khác. Người ta cũng có suy nghĩ rằng với tính cách thất thường th́ đường lối của ông ấy như thế nào cũng chưa rơ. Người ta cũng đang chờ đợi. Chính kiến Việt Nam thực sự mà đánh giá cụ thể ông như thế nào th́ cũng chưa có ai có quan điểm, nhưng tất nhiên là cũng sẽ khó khăn hơn thời ông Obama”.
Dù theo đánh giá của các nhà quan sát, hiện vẫn chưa rơ chính sách của ông Trump đối với khu vực châu Á – Thái B́nh Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, phát biểu tại một cơ quan nghiên cứu về chính sách công ở thủ đô Washington DC mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh bày tỏ lạc quan rằng mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở thủ đô Washington nói thêm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với tân chính quyền Mỹ để củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách thực tiễn, lâu dài và bền vững.
Việt Nam sẽ chủ tŕ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái B́nh Dương, APEC, vào năm sau và theo ông Vinh, Hà Nội hy vọng rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ tới thăm Việt Nam và tham dự sự kiện này.