Ngày nay, hầu hết những cung điện này vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của thế giới, mang đến cho du khách đương đại cái nhìn về quá khứ.
Kiến trúc của Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan mang đậm phong cách Ratanakosin. Đây từng là nơi ở chính thức của hoàng gia Thái Lan cho đến năm 1925.
Dưới thời trị vì của Al Mansour, Cung điện El Badi ở Marrakech, Maroc, được coi là một trong những dinh thự hoàng gia ấn tượng nhất của Hồi giáo. Tuy nhiên, cung điện đã bị phá hủy vào đầu thế kỷ 18 khi Sultan Moulay Ismail dời thủ đô về Meknes. Đúng như cái tên cái tên "El Badi" có nghĩa là "không thể so sánh", khi xây dựng cung điện được tạo nên từ những vật liệu tốt nhất như: vàng, đá cẩm thạch, mã não, ngà voi, gỗ tuyết tùng, zellij nhiều màu và thạch cao...
Được gọi là "Cung điện của gió", Hawa Mahal ở Jaipur, Ấn Độ là địa danh đầy màu sắc được xây dựng vào năm 1799 bởi Maharaja Sawai Pratap Sing. Cung điện được sơn màu hồng, có 953 cửa sổ, cho phép người trong hoàng tộc có thể quan sát thành phố nhộn nhịp mà không bị thường dân nhìn thấy.
Nằm trên những ngọn đồi trập trùng của Granada, Tây Ban Nha, cung điện Alhambra có từ thế kỷ 14 cho thấy trình độ kiến trúc và thiết kế bậc thầy của người Moorish.
Cao chót vót trên thành phố Lhasa cổ kính, Cung điện Potala từng là nơi ở của chính phủ Tây Tạng và là nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi khi mùa đông tới. Thánh địa 1.300 tuổi ban đầu được vua Songtsen Gampo ủy thác làm quà cưới cho vợ ông, Công chúa Wencheng của triều đại nhà Đường Trung Quốc.
Cung điện mùa hè (Peterhof) ở Peterhof thể hiện sự xuất sắc của phong cách Nga. Những hình nhân được mạ vàng sáng bóng, mô phỏng lại những vị thần Hy Lạp, kết hợp với đài phun nước, tạo nên sự nổi bật, lộng lẫy cho Cung điện mùa hè.
Trong nhiều thế kỷ, kiến trúc sang trọng của Cung điện Topkapi ở Thổ Nhĩ Kỳ được coi là viên ngọc quý của Đế chế Ottoman. Topkapi giống như một thành phố thu nhỏ, là nơi các nhà vua của đế chế Ottoman sinh sống suốt 400 năm.
Cung điện Schönbrunn ở Vienna, Áo gồm 1.441 phòng và mê cung bí mật, lưu giữ một số tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm điêu khắc được đánh giá rất cao thuộc bộ sưu tập của Habsburgs, bao gồm cả Bữa tiệc cưới của Martin van Meytens.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc trải dài hơn 700.000 m2, là cung điện hoàng gia mang tính biểu tượng. Hơn 1 triệu người đã tham gia xây dựng cung điện này từ năm 1406 - 1420. Tử Cấm Thành từng là "trụ sở" của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cho đến khi Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912. Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987, khu phức hợp hiện hoạt động như một bảo tàng với hơn 10.000 tác phẩm nghệ thuật vô giá của Trung Quốc.
Cung điện Hoàng gia ở Fez hiện vẫn là dinh thự hoàng gia còn hoạt động của Maroc. Được xây dựng vào những năm 1960, những ô cửa bằng đồng đầy màu sắc với gạch lát tinh xảo và gỗ tuyết tùng chạm khắc thể hiện sự khéo léo trong thiết kế của Maroc.