“Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn, người thầy của nhiều vị tướng. Sau này, nhiều người khi gặp lại con gái ông vẫn thốt lên: “Bố Sơn là người dạy chú biết đạo làm tướng”. Lừng lẫy ở cả hai nước Việt Nam - Trung Quốc về tài trận mạc, nhưng về đời tư, ông bị đồn thổi rất nhiều điều bất lợi vào thời đó.
Tướng Nguyễn Sơn cùng gia đ́nh (Hàng trên từ trái sang: Tướng Nguyễn Sơn, con gái Nguyễn Thanh Hà, bà Lê Hằng Huân, hàng dưới
Tiếng đồn nói, ông có tới 13 người vợ và con th́ không kể hết. Sự thật th́ sao? Trung tá Nguyễn Thanh Hà, con gái đầu với người vợ thứ 4 của tướng Nguyễn Sơn tṛ chuyện với chúng tôi.
Dù thế nào cũng không bao giờ bỏ con
Thưa chị, cha chị là vị tướng tài nổi tiếng th́ nhiều người đă biết, nhưng về đời sống của ông cũng có nhiều tin đồn hư thực lẫn lộn, chị có thể chia sẻ đôi điều về đời tư của ông?
Chị Nguyễn Thanh Hà (N.T.H): Con người có số phận, mà cha tôi lại sống đúng thời loạn lạc nhất của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc đời cha tôi có gần 50 năm th́ gần một nửa thời gian đó sống ở Trung Quốc. Tham gia quân đội ở cả hai nước và đều được phong tướng.
Nói vậy để thấy cuộc đời ông không chỉ thành công mà c̣n đầy gian nan thử thách với bao sinh ly và tử biệt. Phải đặt vào hoàn cảnh ấy mới hiểu được tại sao ông lại nhiều vợ và có con ở nhiều nơi như thế.
Đầu tiên, theo sắp đặt của gia đ́nh, bố tôi lấy bà Hoàng Thị Diệm, bà lớn hơn ông 5 tuổi. Sau này, trước khi đi thoát ly hoạt động cách mạng ông đă có cuộc chia tay và“mở lối” để bà có thể đi bước nữa. Năm ông 16 tuổi, ông có với bà Hoàng Thị Diệm một người con gái, chị cả Vũ Thanh Các của chúng tôi (họ Vũ là họ gốc của bố tôi). Về sau, chị Các cũng vất vả, v́ bên bố có một đàn em và bên mẹ cũng có một đàn em.
Bố tôi sang hoạt động ở Trung Quốc năm 1925. Đến năm1938, bố tôi lấy bà Trần Ngọc Anh (Trần Kiếm Qua là tên bố tôi đặt cho bà). Bà là người Sơn Tây, Trung Quốc. Ông bà có con gái tên là Phong Ba, nhưng chị Phong Ba chỉ sống được có 6 tháng. Thời đó, rất đói khổ, thiếu thốn.
Tôi được kể lại rằng, bố tôi đă đau buồn lâu lắm, bố tôi luôn đi ṿng để tránh qua ngôi mộ con gái nhỏ của ông. Sau chị Phong Ba, bố tôi và mẹ Kiếm Qua đă sinh được hai người con trai là Trần Hàn Phong (tháng 1-1944) và khi bố tôi về nước th́ mẹ Kiếm Qua đang mang thai anh Trần Tiểu Việt. Tháng 1-1946, anh Việt ra đời. Cả hai anh cùng mang họ Trần của mẹ Kiếm Qua.
Người phụ nữ thứ ba sinh con cho bố tôi là bà Ba Đổi (Nguyễn Thị Đổi). Bà sinh ra chị Mai Lâm. Sau này, hai người không hợp nhau nên đă chia tay. Cha tôi đă đón chị Lâm về cho mẹ tôi - người vợ thứ tư (cũng là người vợ cuối cùng của ông) nuôi.
Với mẹ tôi, bà Lê Hằng Huân, ông đă sinh ra bốn chị em tôi, tôi là con cả, sau đó đến Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng, Nguyễn Việt Hằng. Cả chị Mai Lâm khi về sống cùng chúng tôi, mẹ tôi cũng đặt tên cho chị là Nguyễn Mai Lâm. Như vậy, chúng tôi đều mang họ Nguyễn. Mẹ tôi bảo: Đă là con bố Nguyễn Sơn th́ phải là họ Nguyễn.
Chị có nghe được những câu chuyện ǵ của những người cùng thời về người cha tài ba - tướng Nguyễn Sơn của ḿnh?
Chị N.T.H: Khi lớn lên tôi được nghe nói nhiều về bố tôi. Mọi người nói, tướng Nguyễn Sơn là người có tài nhưng rất kiêu. Điểm thứ hai là ông nhiều vợ, nhiều con.
Tuy nhiên, bố tôi dù thế nào cũng không bao giờ bỏ con. Ông rất quư con. Có con nào là nhận và nuôi tất. Và nuôi dạy theo con đường cách mạng mà ông đă chọn.
Người ta quư nể bố tôi nên kể rất nhiều chuyện hay, thậm chí có phần thêu dệt như huyền thoại. Và trong những chuyện ấy có chuyện nhiều vợ. Họ bảo ông có tới 13 người vợ và con th́ không kể hết. Nhưng sự thực ông chỉ có 8 chị em chúng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ nhân hậu, nên khi chị Mai Lâm của tôi được đưa về cho mẹ, mẹ tôi đă chăm lo và nuôi chị c̣n chu tất hơn cả chúng tôi. Chị luôn được may quần áo mới. Tôi phải mặc thừa của chị.
Mẹ tôi luôn hiểu cho bố tôi. Dù là người vợ thứ tư, nhưng mẹ tôi biết rơ v́ hoàn cảnh nên bố tôi mới có những ly tán, đổi thay. Mặt khác, bây giờ th́ chúng ta cũng cùng biết rơ rằng với một người tài giỏi th́ dễ có nhiều người yêu mến. Và chuyện đó cũng không có ǵ ghê gớm ở thời trước.
Khi bố tôi về Việt Nam th́ có tin dữ là vợ ông - bà Trần Kiếm Qua cùng hai con đă bị bom chết ở Trung Quốc. Một thời gian dài, bố tôi đă sống trong đau buồn.
Sau này, bố tôi được những người bạn quư mai mối cho ông lấy mẹ tôi ở Việt Nam. Mẹ tôi là em gái của bà Lê Hằng Phương - vợ của nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Phan. Đến chơi với gia đ́nh Vũ Ngọc Phan nhiều, bố tôi khiến mọi người cảm mến, vun vào cho mối lương duyên của cha mẹ tôi.
Được biết, khi trở lại Trung Quốc học tập và công tác, gặp lại bà Trần Kiếm Qua, bố tôi đă rất buồn và khó xử. Nhưng mẹ Kiếm Qua là người tốt, mẹ hiểu những ǵ mà loạn ly có thể gây ra cho thân phận con người.
Sau khi cha chị qua đời, gánh lo cho con chồng, con ḿnh trên vai mẹ chị hẳn là rất nặng?
Chị N.T.H: Sau tang lễ của cha, tôi trở thành người bạn nhỏ của mẹ, giúp mẹ đi chợ, giặt quần áo của cả nhà, trông các em.
Từ bé tôi đă là cô học sinh giỏi và ngoan, là niềm tự hào cũng như chỗ dựa nhỏ nhoi của người mẹ góa bụa mới bước vào tuổi 30.
Năm nào tôi cũng được giấy khen ở nhà trường và năm nào cũng được viết thư chúc mừng sinh nhật Bác vào dịp 19-5, thư viết vào mặt sau tờ giấy khen.
Hồi lớp vỡ ḷng và lớp một, tôi cùng chị Mai Lâm, em Nguyễn Cương học ở trường mở trong thành (khu của Quân đội). Tan học tôi thường rủ chị Lâm, em Cương đi nhặt cành củi khô và quả phượng vĩ khô để về đun.
Hồi đó cả nước khó khăn. Nhớ măi những tuần hết gạo, phải ăn ngô khoai năo nề, đến ngày đong gạo được ăn cơm mà như một bữa tiệc của lũ trẻ mồ côi chúng tôi. Thế mới biết những đứa con mồ côi luôn biết thân biết phận. Chẳng dám đ̣i hỏi ǵ, vẫn cố chịu đựng, thương mẹ.
Những hôm thấy mẹ lầm bầm đi từ trên nhà xuống hành lang bên cạnh nhà lá của bọn tôi rồi lại lầm rầm đi lên là tôi biết mẹ hết tiền tiêu. Tôi bèn chia số tiền ít ỏi mà tôi dành dụm được cho mẹ.
Nhận tiền xong, mẹ cười hớn hở nói với tôi:“Bố thiêng thật con ạ, mẹ vừa khấn bố là mẹ hết sạch tiền mua thức ăn cho các em Hồng, em Hằng ăn th́ con mang tiền lên cho mẹ vay”. Cụ chỉ vay thôi, không xin, có tiền là trả ngay cho tôi. Thật thương!
Mở trường quân sự và giúp dân... lấy vợ
Tướng Nguyễn Sơn cùng bà Lê Hằng Huân và con gái Nguyễn Thanh Hà (chụp tại Thọ Xuân- Thanh Hóa).
Chị có thể kể vài kỷ niệm mà đồng đội hoặc cấp dưới của cha chị đă chia sẻ với chị?
Chị N.T.H: Nhiều lắm, tôi đă tham gia làm cả chục cuốn sách về cha tôi và thời của ông, nên biết rất nhiều câu chuyện về ông cụ. Cụ được cả người giàu và người nghèo yêu quư. Bố tôi dạy người nghèo phải biết tiết kiệm và bố tôi cũng quư cái giỏi của người biết làm ra và giữ ǵn của cải.
Có lần bố tôi gặp một người ngồi khóc v́ nghèo quá không lấy được vợ. Bố tôi hỏi chuyện và bảo về thịt con chó (mà nhà đó có sẵn). Sau đó, bố tôi mời các ông nhà giàu quanh đó đến chơi bài. Tiền của người được bạc, bố tôi gợi ư ủng hộ cho bà cụ nghèo có con chưa cưới được vợ. Với nhà giàu, chỗ tiền ấy không đáng ǵ nên mọi người vui vẻ ngay. Thế là số tiền gom nhặt đă đem lại hạnh phúc cho anh chàng muộn vợ.
Chỉ về Việt Nam có 5 năm (1945-1950) mà bố tôi mở 4 trường: lục quân Quảng Ngăi, Thiếu sinh quân khu 4, Trường Vơ bị Trần Quốc Tuấn (khóa 2,3) và Trường Văn nghệ khu 4. Ông c̣n tham gia giảng bài tại nhiều trường...
Năm 1993, tôi gặp các cựu học sinh Lục quân Quảng Ngăi, có nhiều chú đă già yếu. Các chú đến nói:“Cho chú nắm tay cháu, v́ chú nhớ bố cháu quá!”. Nhiều vị tướng gặp tôi đều nói: “Bố Sơn là người dạy chú biết đạo làm tướng”.
Trân trọng cảm ơn chị!
Trung Tá Nguyễn Thanh Hà.
“Gia đ́nh chị đặc biệt lắm, bố chị có tất cả 4 người vợ, 8 người con. Các con của ông mang ba họ và theo hai quốc tịch Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng bọn chị rất yêu thương nhau”.
Trung tá Nguyễn Thanh HàNguồn: Nguyễn Anh/ TPO