Nhiều phản ánh của độc giả gửi đến Dân trí với thắc mắc khi mua máy mới tại các chuỗi bán lẻ nhưng máy đều bị tháo seal (nilong niêm phong) mà không phải nguyên vẹn khi nhà sản xuất đưa ra?
Tại sao phải tháo seal trước khi đến tay khách hàng?
Câu hỏi trên được khá nhiều độc giả gửi về Dân trí để phản ánh về hiện trạng này. Bạn đọc Minh Nguyên cho biết: “Nhiều nhà bản lẻ lâu nay c̣n một vấn đề gây bức xúc cho rất nhiều khách hàng nữa. Đó là việc tất cả các sản phẩm (trừ iPhone) đều bị của các nhà bán lẻ bóc hết niêm phong hộp (SEAL) trước khi giao cho khách hàng, đặc biệt đối với sản phẩm của Samsung.”
Nhiều độc giả đặt ra vấn đề, như bạn Thanh Phong: “Khi được hỏi vấn đề này, đại diện của hàng đều nói là để kiểm tra trước, nhưng khách hàng có 2 vấn đề nghi ngại: 1.Trà trộn hàng đă sử dụng, hàng lướt, hàng đổi trả và bán với giá hàng mới (nếu không có SEAL th́ khách khó ḷng biết đó là hàng ǵ) 2. Tráo phụ kiện không chính hăng thay cho phụ kiện xịn ban đầu. Vấn đề này đề nghị Báo Dân trí tiếp tục làm rơ với tất cả nhà bán lẻ để có câu trả lời rơ ràng”
Trước sự việc này, Dân trí đă liên hệ và khảo sát thực tế trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm bán ra tại các chuỗi bán lẻ đều tháo seal trước khi đến tay khách hàng, đúng như những ǵ bạn đọc đă phản ánh.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, đại diện các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam như Thế giới Di động, FPTShop, Mai Nguyên Luxury… đều khẳng định rằng, việc khui seal là có nhưng là để kiểm tra hàng hoá, tránh tổn thất cho đơn vị bán lẻ và cho khách hàng.
Ông Đặng Thanh Phong, trưởng bộ phận truyền thông PR công ty cổ phần Thế giới Di động cho biết: “ Vấn đề khui seal khi nhập hàng về là để kiểm tra hàng hoá tại kho TGDD, nếu có sự tổn thất, nhầm lẫn hay mất mát ǵ mới có thể giải quyết với hăng được. Sau thời điểm nhập kho mới phát hiện thiếu hay tổn thất mất mát th́ hăng sẽ ko chịu trách nhiệm nữa.”
Ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm Phát triển Kinh doanh FPTShop: “Khi nhận hàng, có 1 số trường hợp hàng sản xuất khi đóng gói bị thiếu thiết bị, phụ kiện (như sạc pin) hoặc máy bị trày xước. Do đó, khi thủ kho nhận hàng, để đảm bảo nhận đủ và sản phẩm tốt, họ có trách nhiệm mở ra để kiểm tra.”
Đồng quan điểm trên, ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc chuỗi bán lẻ Mai Nguyên Luxury cũng cho biết: “Vấn đề khui seal khi nhập hàng về kho đều phải thực hiện để kiểm tra về t́nh trạng máy, phụ kiện đi kèm máy có thiếu sót không. Điều này được thực hiện cẩn thận và kỹ càng để đảm bảo quyền lợi cho đại lư bán lẻ và khách hàng khi nhận được sản phẩm. Tuy nhiên, tuỳ vào từng sản phẩm và từng hăng, cũng như tuỳ vào từng hệ thống cửa hàng mà có khui hay không.”
Việc tháo seal có cần thiết không?
Đó là câu hỏi khá nhiều từ phía các độc giả, tuy nhiên, như đă tŕnh bày ở trên, các nhà bán lẻ đều cho rằng, việc tháo seal đều hoàn toàn công tâm. Theo chia sẻ của một nhà bán lẻ, việc tháo seal không chỉ kiểm tra thất thoát hàng hoá mà qua đó họ có thể xem t́nh trạng của máy ở h́nh dáng có lỗi hay không trước khi đến tay người tiêu dùng. Việc khui hay không khui seal không thể nói lên được vấn đề hàng có bị đổi phụ kiện hay không mà lương tâm của người làm nghề. Tuy nhiên, đối với một đơn vị, hệ thống bán lẻ lớn, th́ họ không dại để làm những chuyện như vậy, kiếm lời trong thời gian ngắn ngủi mà hy sinh cả uy tín của ḿnh đă tạo ra trong một quăng đường dài.
Trao đổi nhanh với một số đại diện truyền thông của các thương hiệu điện thoại tại Việt Nam, hầu hết được khẳng định rằng, thông tin mà các nhà bán lẻ đưa ra đều đúng. Cụ thể, sau khi nguồn hàng được nhập về tới các đại lư th́ họ sẽ tự kiểm tra hàng và việc tháo seal để kiểm tra là hoàn toàn đúng. Bởi, tránh việc thất thoát và có thể thông báo đổi trả dễ dàng trước khi các công đoạn trong việc giao nhận hàng được hoàn tất.
Nhiều đại lư bán lẻ tại Việt Nam cũng cho biết việc tháo seal không ảnh hưởng ǵ đến thiết bị, đồng thời các phụ kiện vẫn giữ nguyên tem, nguyên kiện và người dùng có thể kiểm tra dễ dàng.
Ông Ngô Quốc Bảo cho biết: “Như vậy, câu hỏi đặt ra là sản phẩm có đảm bảo chất lượng như ban đầu cho nhà người mua hay không? Câu trả lời đơn giản là bạn có thể kiểm tra sản phẩm đă qua sử dụng hay c̣n mới 100% bằng cách gọi điện trực tiếp lên tổng đài của hăng hoặc kiểm tra trên web bằng số EMEI của máy. Nếu thời gian bảo hành vẫn là 12 tháng th́ máy đó chưa bị kích hoạt, nghĩa là chưa qua sử dụng. Phụ kiện mua tại FPT Shop sẽ được một đổi 1 trong ṿng 1 năm.”
Khách hàng không thích máy đă tháo seal
Tuy vậy, nh́n nhận từ hướng người tiêu dùng, anh Trần Mạnh Hiệp, quản trị diễn đàn Tinh Tế th́ cho rằng, việc tháo seal là không cần thiết và không nhất thiết phải tháo để làm ǵ. Theo anh Hiệp, tâm lư người mua máy mới không thích khi mua máy mới mà đă bị khui hộp trước, bởi ai mua mới cũng muốn tự ḿnh là người đâu tiên chạm và mở hộp sản phẩm. Chẳng hạn như iPhone, "bóc tem" là hành vi ai cũng thích tại sao chỉ mua iPhone mới có khái niệm đó. Tức là iPhone mà c̣n nguyên seal th́ giá tốt nhưng đă mở seal tức là mất giá. Thế sao các máy khác ta luôn phải mua máy đă nó tháo seal rồi?
Nói tiếp về vấn đề này, anh Hiệp cho rằng: "Việc tháo seal để dán Tem bảo hành giờ có ư nghĩa ǵ nếu các hăng đă bảo hành điện tử. Mà nếu có dán tem th́ liệu cái tem đó có sống được cùng với thời gian bảo hành hay không? Việc dán tem vào làm nham nhở hơn xấu hơn... Phải chăng, dán tem v́ sợ ai đó tháo máy ra nghịch rồi gắn lại và mang đi bảo hành? Có đến 1% người dùng làm việc đó không? nếu thế tại sao phải bắt 99% c̣n lại phải gánh chịu cái việc này. Mà việc này là việc của người bán hàng, hăng sản xuất cần nghĩ ra cách giải quyết, sao lại bắt người dùng phải gánh?"
Ngoài ra, phải tháo ra kiểm tra xem hàng về có đúng và đủ linh kiện bên trong không? Anh Hiệp cho rằng: "Chuyện này là việc của hăng, nếu hăng làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu sót th́ hăng đó chịu. Liệu cái công tháo ra, gắn vào chẳng tốn tiền sao. Liệu cái quá tŕnh tháo ra gắn vào đó có đảm bảo không làm sót linh kiện hay quay tŕnh của các cửa hàng đó tốt hơn hăng sao?"
"V́ một thế giới văn minh. Hăy để người mua được bóc seal... chẳng ai vui khi mua máy mới mà seal đă được bóc ra." Anh Hiệp nhấn mạnh.