Khủng hoảng giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên thế giới
Giới thiệu: Bản tiếng Việt dưới đây dựa trên một cuộc phỏng vấn ông Ian Bremmer, chủ tịch công ty tham vấn về địa chính trị Eurasia Group, được thực hiện tại Davos, Thụy Sĩ bởi tạp chí Business Insider. Bài phỏng vấn với văn nói được viết lại thành một bài b́nh luận. Nhưng nội dung không thay đổi.
H́nh (U.S. Department of Energy): Bản đồ tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
H́nh (U.S. Department of Energy): Bản đồ tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc và Nhật Bản xem ra sắp bước vào một cuộc chiến súng đạn về một vài ḥn đảo nhỏ mà hai bên đang tranh chấp. Sự căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng bất kể những ḥn đảo và là một mối lo ngại quốc gia lớn lao đối với Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới.
Chuyện ǵ sẽ xẩy ra với Trung Quốc và Nhật Bản?
Vấn đề to lớn là quan hệ, cân bằng sức mạnh giữa hai nước này đă thay đổi và đang thay đổi một cách đột ngột, gây ấn tượng sâu sắc – thật sự và rất mạnh mẽ, không có lợi cho Nhật Bản.
Từ những phối cảnh về an ninh, chính trị, và kinh tế nẩy sinh ra những vấn đề lớn lao cho Nhật Bản. Hiện nay sau cùng Nhật Bản đă có một nhà lănh đạo [Shinzo Abe] có khả năng tại chức một thời gian. Ông ta không những có khuynh hướng quốc gia dân tộc mà c̣n có khuynh hướng ngày càng ủng hộ dân chủ. Ông đă là thủ tướng trước đây và là một người thực tiễn hơn, nhưng nếu chúng ta gặp ông, ông nói về sự mong muốn thành lập một liên minh các nước dân chủ tại Á châu [và] hướng nhiều hơn về Ấn Độ, Úc châu, và Tân Tây Lan. Ông [xứng đáng với biệt hiệu] là Ông Chuyển Hướng trước khi vấn đề chuyển hướng trở thành một thời trang.
Nhà lănh đạo mới của Nhật Bản bước vào một lănh vực mà Hoa Kỳ đă hành động v́ lo ngại về thử thách của Trung Quốc ở trong vùng. Nh́n từ phối cảnh của chính sách ngoại giao, đây là một cố gắng chiến lược đơn thuần lớn nhất mà chánh quyền Obama đă cam kết.
Chúng ta phải nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xem tất cả những thứ này là những hành động khiêu khích. Câu hỏi thật sự là chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để phản ứng tới mức nào trong cách leo thang? Đây có phải là trường hợp xung đột giữa Nga – Georgia hay không? Đúng một chút. Chúng ta đang chọc con gấu phải không? Tôi không có câu trả lời về vấn đề này, nhưng tôi nghi ngờ rằng nó không tốt.
Tôi có một vài điểm vắn tắt sau đây:
Trước hết, trái với Ông Hồ Cẩm Đào, Ông Tập Cận B́nh có quyền hành đối với quân đội. Ông củng cố trực tiếp được nhiều những thứ như Ban Thường Vụ xung quanh. Ông ta là một nhân vật mạnh mẽ hơn, cá tính mạnh mẽ hơn, và dược ḷng trung thành của Quân Đội nhiều hơn. Như vậy, nếu muốn leo thang, ông có thể cảm thấy thoải măi hơn và tự tin rằng ông có thể tăng, giảm mà không mất khả năng kiểm soát. Điều này nguy hiểm cho Nhật Bản.
Nếu chúng ta cũng nh́n vào cách Trung Quốc tiến hành về vấn đề này trước đây: cho phi cơ bay sát địa phận trước những cuộc bầu cử, hầu như là Trung Quốc không muốn Ông [Shinzo] Abe đắc cử, [nhưng] họ chắc chắc không phiền hà nếu Ông Abe thắng. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc bài Nhật là màn kịch Trung Quốc đóng dễ dàng. Nó cho phép Trung Quốc giải tỏa một số việc nếu không sẽ gây ra bất măn và như vậy tạo ra những khó khăn cho chính phủ Trung Quốc.
Một điểm chót về vấn đề này. Khi chúng ta nh́n vào vấn đề Trung Quốc – Nhật Bản, so với tất cả những lănh thổ khác trong vùng – chúng ta nói về Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam – với tất cả những nước trong vùng Biển Hoa Nam, Trung Quốc có một nền kinh tế lớn hơn bất cứ nền kinh tế nào của những nước này, nhưng Trung Quốc cũng lại có những cộng đồng dân Trung Quốc ở hải ngoại chế ngự nền kinh tế địa phương. Họ là những doanh nhân, và với thời gian điều này làm cho Trung Quốc thoải mái. Những doanh nhân này biết chuyện ǵ xẩy ra bên trong nước, tạo ra sự minh bạch. Nhưng điều này cũng có nghĩa là với thời gian, Trung Quốc thật sự cảm thấy như thể là nếu họ chỉ cần xây dựng một quan hệ kinh tế, an ninh sẽ được bảo đảm.
Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng chính trị, họ sẽ có ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả Trung Quốc có thể làm được là nắm chắc rằng Hoa Kỳ không có khả năng để tạo ra những liên hệ đa phương ở trong vùng.
Đối với trường hợp Nhật Bản, điều này không đúng. Không có người Trung Quốc có ảnh hưởng thương mại quan trọng trong nước Nhật. Họ rất mơ hồ về cách thức hệ thống hoạt động. Nhật Bản lớn hơn nhiều, do đó, nếu chúng ta là Trung Quốc, chúng ta nghĩ làm thế nào để có thể thay đổi cán cân theo chiều hướng có lợi cho chúng ta. Khi chúng ta trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi chúng ta xây dựng một quân lực lớn mạnh hơn, vấn đề của chúng ta là Nhật Bản.
Một quốc gia mà chúng ta chuẩn bị để xông xáo tới – bây giờ tạm gọi là quyết đoán – nhưng sau này có thể là xông xáo – là Nhật Bản. Tất cả những yếu tố cấu trúc này thật sự làm tôi lo ngại. Không có ǵ để nghi ngờ rằng những liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn c̣n quan trọng. Không có ǵ phải thắc mắc rằng Hoa Kỳ chắc chắn không muốn thấy tranh chấp giữa nước đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có thể cố gắng tới mức nào để ngăn chặn cuộc tranh chấp này với một tiền đề là Hoa Kỳ và Nhật Bản có quan hệ mật thiết; Tôi không rơ nếu cuộc tranh chấp sẽ không trở thành nghiêm trọng hơn. Nếu tôi phải đánh cuộc ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng sẽ có t́nh trạng sẽ leo thang nghiêm trọng trong năm 2013.
Tôi nghĩ cho đến nay, Trung Quốc – Nhật Bản là một căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng nhất trên căn bản tranh chấp trực tiếp song phương trong những năm sắp tới.
Sẽ có chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản ?
H́nh (Getty Images): Siêu thị Jusco với vốn đầu tư Nhật Bản tại Qingdao, Trung Quốc bị đập phá và hôi của.
Tôi nghĩ rằng hai nước đang có chiến tranh rồi. Tôi nghĩ rằng cuộc chiến vi tính chống các ngân hàng Nhật đă gia tăng rất nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nh́n vào những cuộc biểu t́nh chống Nhật Bản do chính phủ rơ ràng khuyến khích và ảnh hưởng trực tiếp đối với đầu tư của Nhật tại Trung Quốc. Chiến tranh ngày nay được điều khiển bằng những phương tiện khác. Chúng ta có thể chắc chắn không nói rằng những kẻ này là bạn. Câu hỏi là họ là kẻ thù hay là vừa là bạn vừa là kẻ thù?
Nh́n vào nhóm 20 quốc gia (G-20), liên hệ song phương tệ nhất trong bất cứ hai nước nào trong G-20 hiện nay là Trung Quốc – Nhật Bản. Tôi nghĩ điều này rơ ràng. Nhân tiện đây, mười năm trước là trường hợp Nga – Nhật Bản. Vào thời điểm đó cũng liên hệ đến tranh chấp lănh thổ. Nhật Bản thật sự đă phải làm việc vất vả để cải thiện liên hệ này.
V́ nhiều lư do t́nh trạng trước đây dễ dàng hơn nhiều. Chúng ta không có vấn đề văn hóa. Nga thấy Nhật có khả năng trả tiền và tất cả những thứ như vậy. Trường hợp Trung Quốc – Nhật Bản vô cùng khó khăn hơn.
Tôi có nghĩ rằng hai nước sẽ trực tiếp đối đầu nhau không? Đây không phải là trường hợp Nga xâm chiếm Georgia với xe tăng, nhưng chúng ta có thể chắc chắn thấy những cuộc giao tranh nhỏ trên lănh thổ tranh chấp. Sự kiện này có khả năng lôi cuốn sự có mặt nhiều hơn của Hoa Kỳ trong vùng. Nguy hiểm là điều này có thể làm cho quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc trở nên tồi tệ.
Nếu ở trong đúng t́nh trạng này, những ǵ sẽ xẩy ra? Một phi cơ Nhật sẽ bắn đạn lửa vào một phi cơ Trung Quốc. Phi cơ Trung Quốc phản ứng lại và bắn rơi phi cơ Nhật. Cái ǵ sẽ xẩy ra?
Trước hết chúng ta sẽ thấy bang giao giữa hai nước bị cắt đứt. Dĩ nhiên những đại sứ sẽ bị triệu hồi tức khắc. Không phải là hoàn toàn đoạn tuyệt, nhưng đây là việc đầu tiên xẩy ra. Chúng ta sẽ thấy [những hoạt động] bài Trung Quốc và [những hoạt động] bài Nhật ở khắp nơi. Chúng ta sẽ thấy một vài trường hợp liên hệ đến bạo lực.
H́nh (Reuters): Ngoại Trưởng Nhật Fumio gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton trong lần viếng thăm Washington vào giữa tháng 1, 2013. Hoa Kỳ tuyên bố không ủng hộ bất cứ một hành động đơn phương nào về cuộc tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
H́nh (Reuters): Ngoại Trưởng Nhật Fumio gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Hilary Clinton trong lần viếng thăm Washington vào giữa tháng 1, 2013. Hoa Kỳ tuyên bố không ủng hộ bất cứ một hành động đơn phương nào về cuộc tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Có thể sẽ có một số người gốc Nhật sống tại Trung Quốc sẽ bị đánh đập và giết chết. Việc đánh phá các cơ sở của Nhật Bản tại Trung Quốc được xem như không chịu đựng nổi. Những công ty Nhật sẽ phải rời khỏi Trung Quốc hàng loạt.
T́nh trạng xấu đủ. Đây là những điều thật chắc chắn xẩy ra nếu có kiểu đương đầu như vậy. Câu hỏi đặt ra là hai bên có thể quay ngược trở lại được không?
Về viễn cảnh quân sự, tôi nghi ngờ hai nước muốn như vậy. Hoa Kỳ lập tức sẽ biểu dương sức mạnh. Đây hiển nhiên sẽ là một báo động cao nhất cho cả hai phe, nhưng cũng sẽ có nhiều biện pháp để tạo sự tin cậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thử bảo đảm cuộc tranh chấp quân sự giữa Nhật – Trung Quốc không bị vượt ra khỏi khả năng kiềm chế.
Bây giờ hăy nhớ rằng Nhật Bản chi tiêu vào khoảng 1% tổng sản phẩm nội địa về quốc pḥng. Nhật Bản không tự bảo vệ như chúng ta. Điều này làm cuộc sống dễ dàng hơn khi nghĩ về t́nh trạng tồi tệ có thể gặp phải, nhưng không có nguy hiểm về chiến tranh – xung đột quân sự trực tiếp – t́nh trạng này làm cho hai bên tin tưởng rằng việc leo thang là có thể xẩy ra.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nếu có xung đột – Đông và Tây Đức – người ta nói tới Thế Chiến Thứ III. Nhưng ở đây không ai nói như thế. Một phần bởi v́ Nhật quá yếu. Một phần v́ Nhật, Trung Quốc, và Hoa Kỳ có quá nhiều quyền lợi kết nối với người Trung Quốc.
Nhưng nếu Hoa Kỳ biểu dương lực lượng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản? Hoa Kỳ sẽ phải làm như thế v́ Nhật Bản là đồng minh của chúng ta. Hoa Kỳ cũng có những quyền lợi tại Trung Quốc. Chúng ta đă chọn phe. Nếu nh́n vào lời tuyên bố của Bà Hillary Clinton về điểm này, chúng ta rơ ràng đă lựa chọn phe: “Chúng ta không muốn dính líu vào cuộc xung đột này, nhưng hăy để cho chúng ta làm sáng tỏ một cách rất tường tận rằng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn lănh thổ của Nhật Bản.” Chúng ta dành cho Nhật Bản những ḥn đảo này. Họ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Chúng ta cam kết về điều đó.
Chúng ta có những quyền lợi to tát tại Trung Đông trong lănh vực năng lượng. Những quyền lợi này đang giảm xuống với thời gian. Do Thái là đồng minh của chúng ta. Điều này làm chúng ta gặp khó khăn. Đây là rơ ràng là một t́nh trạng tương tự, nhưng Trung Quốc rất quan trọng đối với chúng ta về phương diện kinh tế hơn bất cứ nước nào tại Trung Đông.
Hoa Kỳ có đánh nhau với Trung Quốc hay không?
Nếu Trung Quốc quyết định lấy những đảo này, chúng ta có bảo vệ Nhật Bản hay không? Chúng ta có đánh nhau với Trung Quốc hay không?
Tôi nghĩ rằng xác suất của kịch bản này quả thật rất thấp, chính v́ Hoa Kỳ dính líu vào việc này. Thật vậy, trong khi Trung Quốc đă chuẩn bị hành động gây gỗ không thỏa hiệp với Nhật Bản, tôi không tin rằng Trung Quốc sẵn sàng để hành động như vậy với Hoa Kỳ.
Việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc xung đột Trung-Nhật sẽ có những ảnh hưởng kinh tế gián tiếp không thể tránh được. Nó sẽ có tác động trên quan hệ thương mại Trung-Mỹ, và chắc chắn sẽ làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt hơn nhiều. Nó cũng sẽ làm cho tiềm năng hợp tác mới mẻ về Syria không đáng kể qua thời gian. Bắc Hàn và nhiều nơi khác chúng ta cần sư hợp tác sẽ trở thành khó khăn hơn nhiều.
Đây là hai cường quốc quan trọng nhất thế giới hiện nay.
Tôi nghĩ xác suất về việc Trung Quốc xung đột quân sự trong vùng với Hoa Kỳ đang bảo vệ Nhật Bản quả thật rất thấp. Đối với tôi đây là lối cổ vơ sự sợ hăi mà thôi.
Tôi nghĩ rằng đối với cuộc đụng độ quân sự lẻ tẻ, vấn đề tiềm tàng nằm ở trong cuộc xung đột kinh tế nghiêm trọng thực sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là điều thực sự đúng hiện nay, nó có thể xẩy ra ngày mai.
The Japan-China Crisis Is The Most Significant Geopolitical Tension In The World
Ian Bremmer
Business Insider
24-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt