Người đàn ông Hong Kong từ chối nhà rộng, sống ở căn hộ 'quan tài'. Ông nói thà sống trong "nhà lồng" vỏn vẹn 1,4 m2, c̣n hơn chuyển sang căn hộ lớn hơn bởi "ít nhất cũng có người để tṛ chuyện cùng".

"Nhà lồng", hay "căn hộ quan tài", là nơi trú ngụ của hàng trăm ngh́n người nghèo ở Hong Kong. Ảnh minh họa: SCMP/Xiaomei Chen.
Câu chuyện buồn tủi của ông Yeung (ngoài 70 tuổi) được Gingko House, một doanh nghiệp xă hội hỗ trợ việc làm cho người già ở Hong Kong (Trung Quốc), chia sẻ trên mạng xă hội hôm 3/2 và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người, theo SCMP.
Suốt hơn 10 năm, ông Yeung sống trong căn hộ nhỏ được chia thành hàng chục chiếc giường tầng tạm bợ ở Tai Kok Tsui (Kowloon, Hong Kong).
Những nhà siêu nhỏ cung cấp chỗ ở cho nhóm người nghèo nhất xứ Cảng thơm - những cư dân không thể bắt kịp với thị trường bất động sản cao ngất ngưởng của thành phố này. Điều kiện sống tại đây rất tồi tàn và thiếu sự riêng tư.
Bên trong pḥng ngủ của một căn hộ công cộng điển h́nh ở Hong Kong - thành phố có giá bất động sản đắt đỏ hàng đầu thế giới. Ảnh: SCMP/Rachel Cheung.
Tuy nhiên, ông Yeung lại từ chối điền vào đơn đăng kư nhà ở công cộng, cơ hội để ông có thể sống trong căn hộ rộng gấp nhiều lần. Trung b́nh người dân sẽ phải đợi 6 năm để được sống trong căn hộ trợ cấp. Những người cao tuổi có nộp đơn sẽ nhận nhà sau 4,1 năm, theo số liệu từ Cơ quan Quản lư Nhà ở Hong Kong.
Chia sẻ với các t́nh nguyện viên của Gingko House, ông cho biết không muốn sống một ḿnh. Mẹ và em trai của ông đều đă lần lượt qua đời. Ông thậm chí không đủ điều kiện tài chính để tổ chức đám tang cho họ.
Trước kia, ông Yeung từng sống trong một khu tái định cư, dạng nhà ở công cộng hiện đă bị dỡ bỏ gần hết ở Hong Kong. Tại đây, ông có những mối quan hệ thân thiết với hàng xóm xung quanh và rất yêu thích điều này.
Câu chuyện của người đàn ông thu hút hơn 2.000 b́nh luận trên mạng xă hội. Nhiều người bày tỏ sự cảm thông và động viên ông Yeung, đồng thời khen ngợi nỗ lực của các t́nh nguyện viên.
“Cô đơn là vấn đề lớn đối với người già sống neo đơn. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp, tổ chức có thể cung cấp việc làm cho người cao tuổi và giúp họ sống tự tin, đàng hoàng bằng sức lao động của ḿnh”, trích một b́nh luận.
Không có người thân, bạn bè hay mạng lưới hỗ trợ từ cộng đồng, nhiều người già ở Hong Kong sống rồi qua đời trong cô độc, theo SCMP.
Bà Ho Yau-lin (80 tuổi) nằm trong số những người già cô độc ở xứ Cảng thơm. Ảnh: Winson Wong.
Cuộc điều tra dân số năm 2016 cho thấy 152.536 cụ già đang sống một ḿnh, chiếm khoảng 13% tổng số người từ 65 tuổi trở lên.
Với tốc độ già hóa dân số của Hong Kong, các nhân viên xă hội và chuyên gia cảnh báo rằng những cái chết cô đơn sẽ tiếp tục xảy ra, trừ khi có nhiều nỗ lực hơn để ghi nhận nhu cầu của người cao tuổi và cung cấp dịch vụ mới.
Sze Lai-shan, phó giám đốc Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng (SoCO), cho biết hầu hết người già sống một ḿnh đang ở trong các khu nhà công cộng. Họ độc thân, không con cái hoặc không được con ở bên chăm sóc.
Một số đă đợi nhiều năm để có chỗ trong các viện dưỡng lăo được trợ cấp bởi chính phủ. Họ phải chấp nhận dịch vụ kém chất lượng tại các viện dưỡng lăo tư nhân chi phí thấp, nhưng không đủ tiền cho những nơi tốt hơn.
Sze nói rằng những người già sống một ḿnh không có ai chăm sóc phải đối mặt với rủi ro lớn hơn về sức khỏe thể chất và có thể không được điều trị y tế kịp thời. Một số chán nản và bỏ cuộc.
VietBF@ sưu tập