Theo như Quốc hội Phần Lan muốn nước này đẩy nhanh tiến tŕnh gia nhập khối quân sự lớn nhất thế giới trong khi nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển đang bế tắc. Cùng nộp đơn xin gia nhập NATO với Phần Lan, nhưng Thụy Điển chưa có động thái tương tự.

Binh sĩ Phần Lan tham gia tập trận với NATO (ảnh: Euro News)
Hôm 28/2, Quốc hội Phần Lan tổ chức phiên tranh luận về dự luật gia nhập NATO. Dự luật này dự kiến được Quốc hội Phần Lan bỏ phiếu thông qua vào ngày 1/3. Theo đó, Phần Lan chấp nhập tất cả điều khoản gia nhập mà NATO đưa ra.
Nếu dự luật được thông qua, Phần Lan có thể đẩy nhanh quá tŕnh gia nhập NATO trước khi nước này tổ chức bầu cử thành lập chính phủ mới (2/4). Cùng nộp đơn xin gia nhập NATO với Phần Lan, nhưng Thụy Điển chưa có động thái tương tự.
Theo Euro News, chính phủ của Thủ tướng sắp măn nhiệm Sanna Marin muốn Quốc hội Phần Lan thông qua dự luật gia nhập NATO trước ngày 2/4. Bà Marin muốn tránh bất kỳ trở ngại chính trị nào đối với nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan.
“Chúng tôi kỳ vọng trở thành thành viên của NATO. Phần Lan và Thụy Điển đáp ứng tất cả các tiêu chí và chúng tôi vẫn phải chờ đợi. Điều này liên quan đến uy tín và chính sách mở cửa của NATO”, Euro News dẫn lời bà Marin.
Phiên tranh luận của Quốc hội Phần Lan diễn ra trùng thời điểm Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg đến thăm nước này.
“Đă đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary phê chuẩn hồ sơ xin gia nhập của 2 nước Bắc Âu. Cả Phần Lan và Thụy Điển đă hoàn thành những ǵ họ cam kết”, ông Stoltenberg nói.
Trước đó, ông 14/2, ông Stoltenberg nhấn mạnh, điều quan trọng là Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO càng sớm càng tốt, song không nhất thiết 2 nước phải vào khối cùng lúc.
Đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển hiện vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Một cuộc thăm ḍ hồi đầu tháng 2 cho thấy, có 53% người Phần Lan được hỏi nói rằng họ muốn Helsinki gia nhập NATO trước Thụy Điển.
Trong phiên tranh luận hôm 28/2, đa số nghị sĩ Phần Lan ủng hộ dự luật gia nhập NATO, chỉ có một số ít nghị sĩ lên tiếng phản đối. Một số nghị sĩ Phần Lan cho rằng, NATO phải cam kết không triển khai vũ khí hạt nhân trên lănh thổ nước này.