Theo như ba hội nghị thượng đỉnh trực tuyến song phương lớn giữa nguyên thủ ba nước Trung Quốc - Mỹ - Nga; lần lượt là Trung Quốc - Mỹ (16/11), Mỹ - Nga (7/12) và Trung Quốc - Nga (15/12), với những tình tiết trong đối thoại song phương giữa ba nguyên thủ Trung Quốc - Mỹ - Nga đã hé lộ nhiều bí mật thú vị về quan hệ giữa các nước khi gần đây, thế giới chứng kiến ba hội nghị thượng đỉnh trực tuyến song phương này.
Ở ba cuộc họp này, giới phân tích đã nhận thấy những tình tiết ngoại giao rất thú vị.
Hai hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Mỹ và Nga đều được Trung Quốc chọn tổ chức ở đại sảnh phía Đông Đại lễ đường nhân dân tại thủ đô Bắc Kinh, với cách bài trí tương đối giống nhau: Màn hình đối thoại lớn và bức họa khổ rộng có tên Thu vàng vùng U Yến.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã mới đây cho biết, khi ngồi họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều nhìn thấy bức họa nổi tiếng trên.
Tuy nhiên, hai nguyên thủ Nga-Mỹ chắc chắn cũng sẽ nhìn thấy điều khác biệt.
Thân thiết hay xa cách


Chỉ có 7 thành viên Trung Quốc tham dự đối thoại Mỹ - Trung Quốc tại đầu cầu Bắc Kinh (trái). Còn cuộc họp với Nga, nhiều quan chức Trung Quốc xuất hiện hơn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đầu tiên là số lượng người tham gia không giống nhau. Tổng thống Nga sẽ thấy nhiều "người bạn" Trung Quốc hơn. So với hội nghị Trung Quốc - Mỹ, hội nghị Trung Quốc-Nga có số quan chức Trung Quốc tham gia nhiều hơn, khi được kê thêm hai dãy bàn ghế ở hai bên trái phải.

Tổng thống Nga trong cuộc họp trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc. Phía sau ông Putin là ba quốc kỳ Trung Quốc, ba quốc kỳ Nga Ảnh: Duowei
Thứ hai là số lượng quốc kỳ. Trong hội nghị Trung Quốc - Nga, phía Trung Quốc bố trí ba quốc kỳ Trung Quốc và ba quốc kỳ Nga. Tuy nhiên, trong hội nghị Trung Quốc - Mỹ, phía sau đoàn Trung Quốc chỉ có một quốc kỳ Trung Quốc và một quốc kỳ Mỹ.
Ngoại giao vốn là lĩnh vực có đi có lại, phía sau Tổng thống Mỹ cũng chỉ có một quốc kỳ Trung Quốc và một quốc kỳ Mỹ. Trái lại, phía sau Tổng thống Nga có ba quốc kỳ Trung Quốc và ba quốc kỳ Nga.
Trong cuộc họp giữa Tổng thống Nga và người đồng cấp Mỹ, chỉ có một quốc kỳ Nga phía sau ông Putin, và một quốc kỳ Mỹ phía sau ông Biden.


Trong cuộc gặp với Trung Quốc, phía sau ông Biden dựng một quốc kỳ Mỹ, một quốc kỳ Nga; còn trong cuộc gặp với Nga, phía sau ông chỉ có quốc kỳ Mỹ. Ảnh: Niutanqin
Thứ ba, ngoài quốc kỳ thì địa điểm đối thoại cũng là một điều tương đối thú vị.
Trung Quốc chọn sảnh phía Đông của Đại lễ đường Nhân dân và người đứng đầu nước Nga chọn dinh thự của mình ở Moscow. Đây cũng là địa điểm ông tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến với các lãnh đạo thế giới trong thời gian dịch bệnh hoành hành.
Tại cuộc gặp với đoàn Trung Quốc, Tổng thống Mỹ không chọn Phòng Bầu dục mà chọn một phòng họp trong Nhà Trắng.
Theo dõi cuộc họp, khi nhà lãnh đạo Trung Quốc phát biểu, Tổng thống Mỹ rất nghiêm túc, liên tục ghi chép, thỉnh thoảng ông còn chống cằm suy nghĩ. Ông còn liên tục chỉnh cà vạt đỏ.
Nhưng cuộc gặp giữa Mỹ và Nga lại hoàn toàn khác. Nơi ông Biden tổ chức cuộc gặp là Phòng Tình huống của Nhà Trắng.
Phòng Tình huống là nơi bí mật nhất của Mỹ, được sử dụng để chỉ huy các cuộc chiến tranh. Trước đây, khi lực lượng SEAL của hải quân Mỹ đã tấn công và tiêu diệt Osama bin Laden, những người đứng đầu chính phủ và quân đội Mỹ đã chỉ huy tại văn phòng nhỏ này.
Ông Biden đã chọn nói chuyện với ông Putin tại nơi này. Có ý kiến cho rằng, Mỹ đang răn đe Nga kiểu "nếu Nga xuống tay ở Ukranie, Mỹ sẽ ngay lập tức hành động".
Về phía Nga, cuộc họp với Mỹ không được diễn ra tại dinh thự của Putin. Khi đó, Tổng thống Nga vừa trở về nước từ chuyến thăm Ấn Độ, nên đã chọn một phòng họp ở Sochi. Điều này cũng đã truyền tải thông tin nhất định.

Ghế ngồi của Tổng thống Mỹ khá cũ. Ảnh: Niutanqin
Đặc biệt, trong cuộc họp, Tổng thống Nga ngồi trên một chiếc ghế cố định, chiếc ghế còn rất mới, chiếc bàn dài cũng rất mới, và quan trọng hơn là ông tỏ ra rất thư thái; còn Tổng thống Mỹ thì ngồi trên chiếc ghế xoay, hai chân đặt lên chân ghế trong khi lớp sơn của chân ghế đã bị bong tróc.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chọn họp ở Phòng Tình huống cho thấy tâm lý phía Mỹ khá căng thẳng. Và những chi tiết nhỏ trong ba cuộc gặp của tam giác Trung Quốc - Nga - Mỹ cũng đã chứng tỏ mối quan hệ hoặc thân thiết hoặc sóng gió ngoại giao của ba nước.