Có một đợt sóng thuyền nhân người Việt lại đến Úc. Đài Á châu tự do đă t́m hiểu những vấn đề xung quanh đợt di cư dường như c̣n chưa được công luận quan tâm nhiều.
Ra đi t́m tự do
Cảnh sát Úc đang kiểm tra một chiếc tàu chở người tị nạn mới đến đảo Christmas, ảnh minh họa chụp trước đây./AFP
Đầu tháng 5 năm 2013, truyền thông nước Úc đưa tin bốn người Việt Nam, hai nam hai nữ, bị bắt v́ t́m cách trốn khỏi trại tạm cư Darwin Airport Lodge ở miền bắc nước Úc. Trại này đang tạm giữ 700 thuyền nhân mà trong đó có 160 người Việt Nam.
Ông Sandi Logan, phát ngôn viên của sở di trú Úc nói rằng có một làn sóng người Việt vượt biển đến Úc trong thời gian gần đây, và số lượng đă tăng lên trong sáu tháng vừa qua. Một trại tạm cư cách thành phố Darwin miền Bắc Úc có sức chứa tối đa 1.500 người đă được mở rộng lên 2.000 người để có thể chứa được số người đến Úc.
Người Việt không phải là sắc dân đông nhất đến Úc bằng đường biển trong thời gian gần đây. Số đông thuyền nhân đến Úc xuất phát từ các quốc gia có chiến tranh hay bất ổn về chính trị như Somalia, Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka, Myanmar. Điều đáng nói là làn sóng người Việt ra đi bằng đường biển sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, đă chấm dứt từ những năm cuối của thập niên 1980, khi những cải tổ kinh tế và xă hội làm cho cuộc sống trong nước dễ thở hơn. Nay, một làn sóng mới lại bắt đầu.
Cuối tháng 5 năm 2013, truyền thông Úc lại đưa tin là 7 người đàn ông Việt nam đă đào thoát từ một trại tạm cư tại thành phố Cap York miền Bắc nước Úc. Họ đă đáp máy bay đến một ṣng bạc, sau khi vui chơi ở đó họ đă qua đêm tại một khu mệnh danh là “Quí bà đêm ngày thứ Năm.” Và ở đây họ đă bị cảnh sát bắt áp giải về trại tạm cư với tư thế tù nhân bị c̣ng tay. Nơi họ bị bắt cách nơi đào thoát 800 cây số. Trong vụ này ba người Việt Nam khác ở bên ngoài trại tạm cư, có visa sinh viên, và một phụ nữ ở Sydney được xem là người tổ chức vụ đào thoát đă bị bắt.
Phóng viên AFP đă điều tra và đưa ra giả thuyết rằng vụ đào thoát có tổ chức này liên quan đến một mạng lưới buôn người có sào huyệt tại thành phố Sydney miền nam nước Úc. Thường th́ các thuyền nhân sẽ ở trong trại và giữ hạnh kiểm tốt và chờ đợi cuộc phỏng vấn để có thể được định cư tại Úc, chứ không đào thoát như vậy.
Một chiếc thuyền chở 250 người tị nạn bị lật úp trên đường đến Úc hôm 22/12/2011. AFP photo
Tháng 6 năm 2013, ṭa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tại Việt nam xử tù một nhóm người tổ chức dùng thuyền đưa người vượt biển sang Úc. Số người này sẽ phải trả cho những người tổ chức hàng ngàn đô la khi đến được Úc.
Có lẽ từ những vụ việc kể trên đă sinh ra đồn đoán rằng có một đường dây đưa người từ Việt Nam sang Úc để trồng cây cần sa, một loại chất ma túy có thị trường tiêu thụ lớn ở Úc nhưng không hợp pháp.
Ông Nguyễn Quang Duy thuộc tổ chức 8406, là một người hoạt động cộng đồng và từ lâu có quan tâm đến vấn đề thuyền nhân, trả lời chúng tôi về tin đồn này như sau:
“Tôi cũng có nghe tin đồn đó, có thể là nó cũng có thật và người ta chưa muốn đưa nó ra, nhưng cho tới bây giờ cũng không có ǵ để chứng minh nên xin phép không b́nh luận.”
Chưa được quan tâm?
Ông Duy cũng cho chúng tôi biết là có một số lớn những thuyền nhân mới từ Việt Nam là những nạn nhân của các vụ bức hại tôn giáo tại Việt Nam. Anh Minh, một người từng hoạt động tôn giáo chung với linh mục Nguyễn Văn Lư, cũng như tham gia nhiều cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc, sau nhiều lần bị an ninh nhà nước Việt Nam sách nhiễu đă t́m đường lánh nạn sang Úc. Anh kể lại cho chúng tôi chuyến hành tŕnh và cuộc sống hiện tại ở nứơc Úc:
“Chúng tôi đi đường bộ từ Việt Nam sang Lào, rồi sang Thái Lan. Ở Thái chúng tôi cũng gặp những người cùng cảnh ngộ, và chúng tôi hùn tiền lại để t́m mua thuyền sang Úc. Người ta chuẩn bị sẵn thuyền cho ḿnh, rồi ḿnh đợi trời tối để ra đi. Chúng tôi may mắn gặp biển lặng sóng yên, rồi chúng tôi đến đảo Chrismas. Sau đó tôi được đưa vào trại tạm cư ở thành phố Darwin, rồi đưa về Sydney và được cho ra ngoài sống với một cái visa tạm có thời hạn sáu tháng, chúng tôi có tiền trợ cấp của chính phủ nhưng chúng tôi chưa được làm việc. Hiện th́ tôi đang học tiếng Anh để chuẩn bị cho cuộc sống sau này ở Úc.”
Khi t́m hiểu trong cộng đồng Việt Nam ở Úc, chúng tôi được rất ít thông tin về những thuyền nhân mới người Việt này. Chúng tôi đă hỏi những người gốc Việt làm việc trong hội đồng thành phố Fairfield, nơi có đông người Việt sinh sống cũng không có hồi âm.
Trong phóng sự về bảy người đàn ông Việt Nam đào thoát từ trại tạm cư mà chúng tôi đê cập trong bài này, tác giả bài báo trích dẫn lời các người có trách nhiệm từ chính quyền Úc rằng để duy tŕ trại tạm cư đó, ngân sách địa phương đă tốn đến 35 triệu đô la Úc.
Dường như công luận lẫn sự quan tâm của cộng đồng Úc gốc Việt không thuận lợi lắm với làn sóng thuyền nhân mới này tại Úc dù rằng theo anh Minh th́ họ cũng ra đi để t́m tự do, dù biết trước là có bao khó khăn trên đường đi và một tương lai bất định nơi xứ người.
Kính Ḥa, phóng viên RFA
|
|
|