Nghe hết chuyện đời của phạm nhân Nguyễn Thị Hải Yến, người ta mới tường tận thế nào là “Hồng nhan bạc phận”. Ông trời ban cho cô nhan sắc, nhưng lại tước đi cái thiên chức của người phụ nữ. Để từ đó, những tấn bi kịch cứ ầm ào đổ xuống đầu cô không ngơi nghỉ…
Nỗi đau của “người đàn bà vô sinh”
Khác với những cô gái cùng trang lứa ở vùng đất trung du Cẩm Khê, Phú Thọ, nhờ có chút nhan sắc, Yến rời nơi chín suối mười đèo về lấy chồng dưới thành phố Việt Tŕ. Gia đ́nh chồng khá giả, tưởng như thế là hạnh phúc đă mỉm cười với Yến. Nhưng khổ nỗi, hai vợ chồng lấy nhau đến mấy năm mà không có lấy một mụn con. Dù đă chạy chữa khắp nơi, ông trời vẫn không cho cô cái quyền làm mẹ.
Đang trong cơn tuyệt vọng, Yến nghe người ta bảo ở Bệnh viện Cẩm Khê có một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Nghe tin ấy, cô vừa xót xa vừa bồn chồn khó tả. Ư nghĩ về một đứa trẻ tội nghiệp không có nơi nương tựa cứ ám ảnh khiến cô cả đêm không ngủ. Dường như không thể kiềm chế được mong muốn sẽ cưu mang và yêu thương đứa trẻ ấy, nên sau một đêm suy nghĩ, Yến bàn bạc rồi cùng chồng đến bệnh viện làm thủ tục xin nhận con nuôi.
Dù đă ngoài 40 tuổi, nhưng Nguyễn Thị Hải Yến vẫn giữ được nhiều nét của một thời xuân sắc.
Yến c̣n nhớ như in cái ngày đón đứa trẻ về nhà, cả gia đ́nh cứ như có hội. Ai cũng luống cuống, hồi hộp, như thể đây là lần đầu tiên mọi người được nh́n thấy một thiên thần. Yến ngắm con suốt ngày không chán. Nhưng, càng ngắm Yến càng cảm nhận rơ rệt sự bất thường của con. Nó có thể cựa quậy chân tay nhưng riêng cái đầu th́ nằm yên bất động. Linh tính có điều ǵ không ổn, hai vợ chồng Yến khăn gói đưa con xuống Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Kết quả chiếu chụp khiến vợ chồng Yến hoàn toàn suy sụp: "Đứa trẻ bị bại năo do suy dinh dưỡng từ trong bào thai". Bác sĩ c̣n giải thích thêm rằng, với kết quả này th́ đứa bé sẽ phải nằm bất động đến hết đời. Quá đau đớn và tuyệt vọng, trên suốt quăng đường từ Hà Nội trở về Việt Tŕ, hai vợ chồng Yến không nói với nhau một lời nào.
Con của Yến không chỉ nằm bất động mà c̣n thường xuyên đau ốm. Đều đặn tháng nào hai vợ chồng Yến cũng phải đưa con đến bệnh viện vài lần. Nó sẽ không thể sống nếu không có thuốc. Chính v́ phải mất quá nhiều tiền lo cho sức khoẻ của con, nên kinh tế gia đ́nh Yến ngày càng trở nên khốn khó. Chồng Yến dù là người tốt, nhưng đứng trước tấn bi kịch gia đ́nh đă không thể “vững tay chèo”. Anh ta sinh ra chán nản, sống buông thả và bập vào ma tuư. Đồ đạc trong nhà cứ không cánh mà bay. Đến khi không c̣n thứ ǵ có giá trị để bán, anh ta quay sang buôn hêrôin.
Yến trở thành người đàn bà bất hạnh, không c̣n chỗ cậy nhờ, nương tựa: con tật nguyền, chồng nghiện ngập. Đă không ít lần cô nghĩ đến chuyện tự kết liễu để khép lại tấn bi kịch đời ḿnh, nhưng cứ nh́n đứa con nằm đó bất động, ánh mắt luôn hốt hoảng như van xin, như níu kéo, cô không đành. Bởi cô nghĩ, dù sao ḿnh cũng là người tự nguyện xin nó về nuôi, nếu ḿnh có mệnh hệ nào th́ ai sẽ là người chăm sóc cho con? Tấm ḷng của một người mẹ đă níu Yến lại với đời.
Đứa con tội nghiệp của phạm nhân Nguyễn Thị Hải Yến.
Tuy không dứt ruột đẻ ra, nhưng mỗi lúc con ốm đau, lên cơn co giật, Yến không cầm được nước mắt.
T́nh mẫu tử khơi gợi khát vọng hoàn lương
Hồi đó, có một người phụ nữ cùng thôn biết chồng Yến mua bán ma tuư nên đă thủ thỉ với Yến rằng: “Nếu cô biết mối th́ đi lấy hàng rồi về bán lại cho tôi. Vừa có tiền nuôi ḿnh lại vừa có tiền thuốc thang cho con”. Thấy đấy là phương án khả thi nhất trong hoàn cảnh bi đát lúc bấy giờ, Yến gật đầu chấp nhận. Kể từ sau hôm đó, Yến trở thành cánh tay phải đắc lực của chồng trong việc buôn bán hêroin. Công việc suôn sẻ được đâu vài ba tháng, cả hai vợ chồng Yến bị bắt rồi dắt nhau đi “ở trại”.
Bố mẹ đi tù, đứa con thơ tật nguyền phải gửi lại cho mẹ già chăm sóc. Cách đây mấy năm, chồng Yến đă mất v́ căn bệnh HIV mắc từ thời c̣n “giao du” với “nàng tiên nâu”, giờ Yến “ăn cơm trại” một ḿnh. Thời gian đầu, Yến khóc rất nhiều. Cô thương ḿnh, thương chồng và thương cho đứa con tội nghiệp. Dù không đứt ruột đẻ ra, nhưng những tháng ngày chăm bẵm và cận kề bên con đă khơi dậy trong Yến t́nh mẫu tử. Mặc dù chưa một lần cô được nghe tiếng gọi "mẹ ơi!", nhưng cô vẫn mong mỏi sẽ có một ngày con ḿnh sẽ thốt lên “tṛn vành, rơ chữ” hai tiếng thiêng liêng đó. Cô nhớ từ ánh mắt biết cười, nhớ cả sự hốt hoảng của con.
Nhiều đêm nằm trong trại Yến trăn trở, con ḿnh sinh ra đă không được b́nh thường như những đứa trẻ khác, nay bố mẹ sa vào ṿng lao lư, chả biết bà nội già rồi, có chăm sóc nổi hay không? Nghĩ măi, cô đành xin với Ban Giám thị trại cho con ở lại với ḿnh, dù biết như thế sẽ là bất tiện.
Nguyễn Thị Hải Yến: “Nhờ chính sách nhân đạo của Nhà nước, tấm ḷng nhân văn của Ban Giám thị trại giam, nên mẹ con tôi mới được đoàn tụ thế này!”.
Mỗi phút giây được chăm sóc cho con, Hải Yến thấy ḿnh hạnh phúc.
Biết được bệnh t́nh của đứa trẻ và hoàn cảnh éo le của Yến, Ban giám thị Trại giam Quyết Tiến đă đồng ư và tạo điều kiện thuận lợi cho mẹ con cô. Hàng ngày, Yến được phân công làm “cô nuôi dạy trẻ”, vừa chăm sóc con ḿnh, vừa chăm sóc con của những nữ phạm nhân khác. Đồng thời, mỗi khi có cháu nào đau ốm đều được cán bộ trại giam quan tâm, chăm sóc tận t́nh, chu đáo. Cảm động trước chính sách nhân đạo và giàu ḷng nhân văn đó, các phạm nhân nữ nuôi con nhỏ ở đây đều yên tâm, cố gắng cải tạo để mong có ngày trở về ḥa nhập với cộng đồng.
Dù đă bước sang tuổi thứ mười nhưng con trai Yến vẫn chỉ nằm bất động. Mỗi khi trái gió trở trời đứa trẻ này lại lên cơn động kinh, chân tay co giật và nhiều khi tự cắn vào lưỡi khiến máu chảy rất nhiều. Mười tuổi, nhưng thứ duy nhất cháu có thể ăn là cháo loăng. Nhiều lần Yến muốn cho con ăn cơm nhưng không thể, v́ cứ ăn vào là hóc.
Dù vẫn biết rằng, đứa con của ḿnh tương lai sẽ chẳng sống được bao nhiêu, nhưng Yến vẫn cố gắng hết sức, vẫn dồn tất cả t́nh thương để chăm sóc. Bởi lúc nào cô cũng nghĩ, con ḿnh bị tật nguyền thế này là do tội lỗi mà cô đă gây ra quá nặng, nên “trời quả báo”. Cho nên, cô nuôi con, chăm con khó nhọc nhường nào, cũng chỉ là trả nợ cuộc đời, cũng là bù đắp những lỗi lầm, những đớn đau mà ḿnh đă đem đến cho muôn vàn gia đ́nh khác.
Nh́n Yến bế đứa con tật nguyền trên tay, nước mắt rơi lă chă, người ta không khỏi chạnh ḷng. Có lẽ, đối với người phụ nữ đa đoan, lại vốn mang trong ḿnh quá nhiều bất hạnh như Nguyễn Thị Hải Yến th́ những phút giây được ở gần con, đó sẽ là thời khắc tuyệt vời nhất. Nhờ cái t́nh mẫu tử hết sức bản năng ấy, cô đă rũ bỏ được cái quá khứ nhuốm màu u ám để t́m về nẻo thiện, th́ đấy cũng là chuyện đáng mừng.
Theo Nguyễn Trung Thành
Công lư