Trước sự đe dọa tấn công của các tiểu hành tinh đối với Trái Đất, Nga dự tính sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả. Mặc dù việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian bị cấm theo Hiệp ước Không gian Vũ trụ năm 1967 nhưng Nga cho rằng sẽ không có ảnh hưởng ǵ nếu nó được dùng để bảo vệ Trái Đất.
The Telegraph đưa tin, Viện nghiên cứu không gian của Nga đang hợp tác với các kỹ sư tên lửa để t́m cách đưa một đầu đạn hạt nhân vào không gian, theo chương tŕnh do Ủy ban châu u tài trợ mang tên NEOShield (Lá chắn vật thể gần Trái Đất).
"Công việc được phân chia cho các thành viên đến từ nhiều nước và tổ chức khác nhau, trong đó Nga có nhiệm vụ nghiên cứu làm chệch hướng vật thể vũ trụ nguy hiểm bằng vụ nổ hạt nhân", Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về các loại máy xây dựng (TsNIIMash), thuộc Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, cho biết trong thông cáo báo chí hôm 16/1.
Việc triển khai và sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian bị cấm theo Hiệp ước Không gian Vũ trụ năm 1967. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga tin rằng chính phủ các nước sẽ không phản đối việc bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào không gian nếu Trái Đất bị tiểu hành tinh đe dọa.
"Nếu tiểu hành tinh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất, lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ một cách tự nhiên", TsNIIMash khẳng định.
Theo các nhà khoa học, phương pháp an toàn nhất là thực hiện vụ nổ khi tiểu hành tinh vẫn c̣n ở trong vũ trụ, khiến nó thay đổi đường đi và hướng ra ngoài Trái Đất. Vụ nổ hạt nhân gần sao chổi hoặc thiên thạch sẽ đốt cháy một phần khối lượng thiên thể, tạo ra hiệu ứng phản lực làm thay đổi quỹ đạo của chúng.
Trái Đất từng chịu nhiều va chạm với các tiểu hành tinh. Một tiểu hành tinh rộng gần 10 km có thể là nguyên nhân xóa sổ loài khủng long khi rơi xuống địa điểm là Mexico ngày nay.
Năm 2013, thiên thạch rộng 20 m nổ tung trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, Nga, khiến 1.500 người bị thương và làm hư hại 7.000 ṭa nhà. Năm 1908, một thiên thạch có kích thước lớn hơn nhiều (khoảng 60-190 m), phát nổ phía trên thành phố Tunguska, Siberia, san phẳng 2.000 km2 rừng, với sức phá hủy tương đương 1.000 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản.
Những đề xuất khác cũng được đưa ra như thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh bằng cách đâm tàu vũ trụ hoặc dùng lực hấp dẫn nhỏ giữa tiểu hành tinh và phi thuyền ở gần để chuyển nó sang quỹ đạo khác.
Nga công bố kế hoạch thành lập một trung tâm cảnh báo sớm để quét bầu trời, giúp t́m kiếm các vật thể có nguy cơ va chạm với Trái Đất. Trong bản phác thảo những mục tiêu không gian mới của Nga đến năm 2025, TsNIIMash cho biết sẽ sử dụng 4 vệ tinh quan sát và phát triển phần mềm đặc biệt nhằm theo dơi các tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm.
"Đây là ư tưởng độc đáo và hiệu quả nhất để chủ động phát hiện ra những thiên thể nguy hiểm từ 30 ngày hoặc sớm hơn, trước khi nó bay vào bầu khí quyển Trái Đất", đại diện TsNIIMash nói.
vbf @ sưu tầm