Theo tin từ tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng, Chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đ̣i Tài Sản” vừa đạt một mục tiêu chiến thuật trong nỗ lực giành lại quyền sở hữu đất đai cho người dân: đặc quyền mậu dịch để được miễn thuế nhập cảng, mà Việt Nam hy vọng đạt được vào cuối năm ngoái, nay đă bị đẩy lùi một cách vô hạn định.”
Trong văn thư đề ngày 26 tháng 2, 2013 gửi một công dân Hoa Kỳ gốc Việt bị chính quyền Việt Nam tịch thu tài sản, Đại Sứ Ron Kirk, Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, cho biết việc cứu xét quy chế Hệ Thống Ưu Đăi Thuế Quan Phổ Quát (Generalized System of Preferences, GSP) cho Việt Nam hiện để mở và không được cứu xét thêm.
“Nếu chúng tôi mở lại việc cứu xét, chúng tôi sẽ lưu tâm đến quan điểm của quư vị”, ĐS Kirk viết.
Trong văn thư gởi Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hoà, VA) về vấn đề này, ĐS Kirk tŕnh bày thêm: “Chúng tôi cũng đă báo cho Bộ Ngoại Giao và USAID, là hai cơ quan chịu trách nhiệm về ngoại viện và đối thoại nh ân quyền với Việt Nam, về quan tâm của Ông”.
DB Wolf là một trong khoảng 60 vị dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đă lên tiếng về vấn đề này sau khi nhận được lời yêu cầu can thiệp từ các cử tri bị chính quyền Việt Nam chiếm đoạt tài sản.
Theo Ts. Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức Boat People SOS (BPSOS), điều này đặt đảng cầm quyền và chính quyền Việt Nam trước sự chọn lựa một đằng là phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ để cứu nguy nền kinh tế và đằng kia là tiếp tục cướp đất của dân và chấp nhận cho nền kinh tế tiếp tục tuột dốc.
“Họ không thể muốn cả hai”, Ông phát biểu. “Chúng ta dùng luật pháp Hoa Kỳ để không cho phép điều ấy.”
Theo Ông, luật pháp Hoa Kỳ đ̣i hỏi một số biện pháp chế tài đối với chính quyền nào cưỡng đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ. Không cho hưởng GSP là một trong các biện pháp ấy.
“Dùng thế công dân và lấy luật Hoa Kỳ làm đ̣n bẩy, chúng ta có thể cài đặt những nút chặn trong chính sách mậu dịch và ngoại viện của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và lấy đó làm điều kiện tạo áp lực chồng chất lên chính quyền Việt Nam.”
Cũng theo Ông, nỗ lực này ăn khớp và bổ trợ cho phong trào kiến nghị sửa đổi hiến pháp đang lan rộng ở trong nước, trong đó có điều khoản về quyền làm chủ đất đai của người dân.
“Từ năm 1996 chúng tôi bắt đầu quan tâm theo dơi và nghiên cứu vấn đề này v́ đó chính là mấu chốt của biết bao thảm trạng dân oan và nguy cơ mất đất mất biển cho kẻ ngoại xâm”, Ts. Thắng giải thích. “Chúng tôi chờ đúng thời điểm để hành động.”
Giữa tháng 8 2012, tổ chức Boat People SOS (BPSOS) phát động chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đ̣i Tài Sản” với kiến nghị cảnh báo gởi TT Obama qua trang “We The People” của Toà Bạch Ốc. Chỉ trong 3 tuần lễ, kiến nghị này đă đạt 25 ngàn chữ kư theo đ̣i hỏi.
Dù vậy, măi cho đến nay, 7 tháng đă trôi qua, Toà Bạch Ốc vẫn chưa trả lời bản kiến nghị theo lời hứa.
Về sự chậm trễ này, Ts. Thắng nhận định: “Theo nguồn thông tin không chính thức mà chúng tôi nhận được, Hành Pháp Obama đang lúng túng trước diễn biến bất ngờ này từ phía cộng đồng Mỹ gốc Việt.”
Nếu Toà Bạch Ốc phủ nhận kiến nghị th́ xem như cố t́nh xem thường luật pháp quốc gia. C̣n như đồng thuận với kiến nghị th́ phải chế tài Việt Nam, điều mà họ không muốn.
“Chúng tôi đoán trước điều này nên đă vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ lên tiếng trực tiếp với Hành Pháp Obama song song với kiến nghị cảnh báo,” Ts. Thắng giải thích.
Theo quy ước, Hành Pháp phải hồi đáp văn thư của các vị dân cử liên bang.
“Dùng thế công dân, chúng ta lôi kéo chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho công cuộc đ̣i lại quyền sở hữu đất cho dân tộc và đồng thời cản chặn việc chính quyền tiếp tục chiếm đất đai của dân,” Ts. Thắng nhận định.
Ghi Chú: BPSOS tiếp tục nhận hồ sơ đ̣i tài sản, đặc biệt của những ai đă nhập tịch Hoa Kỳ năm 1980 trở về trước. Xin liên lạc Cô Kim Cúc, tel: 703-538-2190, hoặc gởi thư đến:
BPSOS/Tài Sản
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041
Nguồn: CaliTodayNews