Đó là rắn có râu, rắn lục mắt hồng ngọc, rắn đỏ, rắn bạch tạng...
Rắn có râu
Loài rắn này có tên gọi là rắn râu (ảnh), có tên khoa học là Erpeton tentaculatum Lacepede thuộc họ rắn nước, với đặc điểm kỳ dị là từ đầu mũi của chúng mọc ra hai xúc tu trông như hai sợi râu.
Hai cặp râu này được sử dụng như một loại mồi nhử thu hút các loài cá đến gần, các chú rắn này nằm im bất động chờ các chú cá ngờ nghệch đến nộp mạng.
Rắn lục mắt hồng ngọc
Đây là một loài rắn mới được các khoa học tìm thấy ở vùng rừng thuộc tỉnh Đồng Nai năm 2011, được đặt tên là "rắn lục mắt hồng ngọc" với tên khoa học là Cryptelytrops rubeus. Với toàn thân màu xanh lục, loài rắn này còn gây ấn tượng bằng đôi mắt đỏ long lanh hồng ngọc nổi bật trên lớp vảy màu lá cây xanh biếc.
Tiến sĩ Anita Malhotra, người nghiên cứu về loài rắn này cho biết, đây là loài rắn cực hiếm, rất ít người được nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã ghi lại được nhiều hình ảnh về loài rắn lục mắt hồng ở Việt Nam.
Rắn đỏ dài 2m
Trong lúc đang chăn trâu dưới chân núi gần chùa Vồm (xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá), cậu bé Nguyễn Trọng Hiển đã bắt được một con rắn kỳ dị, dài 1,8m, nặng 1,4kg.
Điều đặc biệt là con rắn này trên mình có nhiều chấm đen, đầu và đuôi đều có màu đỏ lửa (ảnh). Con rắn này đã sống ở khu vực này khá lâu, sau khi mọi nguời vận động, Hiển đã thả con rắn này về chỗ cũ.
Rắn bạch tạng
Con rắn này có màu trắng của loài rắn bạch tạng quý hiếm với cặp mắt đỏ au, khiến ai nhìn thấy cũng… khiếp vía.
Nhưng nó lại rất hiền lành (ảnh) và hiện được một người ở Hà Nội (giấu tên) đang chăm sóc chu đáo…
Theo Dân Việt