Hiện nay, Nga, Mỹ, Israel và cả Ấn Độ đã bắt tay chế tạo vũ khí laser. Tuy nhiên, nhược điểm chung của chúng là khối lượng lớn và kích thước cồng kềnh.
Vũ khí laser lắp đặt trên máy bay của Mỹ
Vũ khí laser ABL lắp đặt trên máy bay Boeing 747 của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 14/2 vừa qua, Mỹ đã tháo gỡ thiết bị này và cho “an táng” chiếc Boeing 747. Dự án này kéo dài 16 năm và tiêu tốn 5 tỷ USD.
Mỹ hiện đang muốn vượt lên và tạo ra sự khác biệt bằng cách chế tạo các vũ khí laser nhỏ hơn và hiệu quả hơn. Ngày 19/10/2010, hệ thống vũ khí laser tầm gần của hải quân Mỹ công suất 32 Kw đã tiêu diệt 4 chiếc máy bay không người lái trên đảo San Nicolas ở California.
Trước đó, ngày 24/5/2010, hệ thống vũ khí laser này của Mỹ cũng đã tiêu diệt 2 máy bay không người lái trong một cuộc thử nghiệm ở California.
Tháng 2/2010, vũ khí laser thể lỏng lắp đặt trên máy bay của Mỹ đã tiêu diệt thành công mục tiêu là một quả tên lửa đang bay trong cuộc thử nghiệm tại California
Vũ khí laser hóa học được lắp trên chiếc Boeing YAL-1A của Mỹ
Tháng 4/2011, vũ khí laser năng lượng cao thể rắn HEL của Mỹ đã bắn cháy một mục tiêu mặt nước trong mộ cuộc thử nghiệm ở California.
Vũ khí laser năng lượng cao cấp chiến thuật (THEL) co Mỹ và Israel hợp tác phát triển từ năm 1996. Loại vũ khí laser này có khả năng tiêu diệt các rốc két Katyusha, đạn pháo, đạn cối và các máy bay bay thấp.
Hệ thống vũ khí laser Eurosatory của Israel nặng 850 kg. Vũ khí này có thể lắp đặt trên xe quân sự để phá hủy các thiết bị nổ tự tạo, bom ven đường…
Đông Triều
theo PNTD