Khai thác mỏ là nghành công nghiệp quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế Triều Tiên và khoáng chất được xem là mặt hàng xuất khẩu sinh lợi cao nhất của quốc gia này.
Triều Tiên được trời phú cho nguồn tài nguyên khá lớn với hơn 200 loại khoáng sản khác nhau. Trong số đó, dự trữ than đá, quặng sắt, magie, vonfram
, vàng, kẽm, quặng đồng và than ch́ là lớn nhất. Riêng lượng dự trữ magie, Triều Tiên đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc trong khi lượng dự trữ vonfram chốt ở vị trí thứ 6 thế giới.
Tuy nhiên, sản lượng khai thác khoảng sản của Triều Tiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Thậm chí, sản lượng khai thác c̣n giảm đáng kể từ đầu những năm 1990. Các cơ sở khai thác khoáng sản hiện có của Triều Tiên được cho là chỉ hoạt động dưới 30% công suất.
Một nguyên nhân khác là sự thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khai khoáng, nhất là các xe tải hạng nặng, máy khoan các loại cũng như hệ thống băng tải...
Ngoài ra, t́nh trạng thiếu hụt điện và sự xuống cấp của mạng lưới cung cấp điện cũng đang cản trở đáng kể đến hoạt động khai thác tại các mỏ khoáng sản. Thậm chí, điều đáng buồn là mạng lưới điện ở đây xuống cấp đến mức khiến các mỏ khai khoáng không thể vận hành được nhiều thiết bị thiết yếu.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il (đội mũ) thăm một cơ sở khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn trên, thời gian gần đây Triều Tiên bắt đầu “tỉnh ngộ” khi nhận ra tiềm năng của nghành công nghiệp khai khoáng. Chính v́ vậy, Chính phủ nước này đang bắt đầu chiến dịch đẩy mạnh quá tŕnh hiện đại hóa công nghệ khai khoáng, nâng cao sản lượng khai thác và tích cực t́m kiếm nguồn tài nguyên khoáng sản mới.
Theo đó, ưu tiên đặc biệt của Chính phủ nước này là thăm ḍ và triển khai các nguồn tài nguyên khoáng sản mới, chú trọng vào kim loại màu và không màu.
Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với các hoạt động khai khoáng, các nhà lănh đạo Triều Tiên cũng bày tỏ sự quan tâm đến công cuộc đổi mới công nghệ khai thác mỏ bao gồm công nghệ lọc, tách khoáng sản thô cũng như khoáng sản kim loại quư hiếm.
Không dừng lại ở đó, để đạt được hiệu quả cao hơn, Triều Tiên cũng mở rộng cửa đón “người anh em” Trung Quốc vào cùng hợp tác trong việc t́m kiếm và phát hiện nguồn khoáng sản mới. Thậm chí, B́nh Nhưỡng c̣n tỏ ư sẵn sàng hợp tác quốc tế thông qua các dự án khai khoáng với các đối tác nước ngoài, chủ yếu là trong lĩnh vực khai thác kim loại quư hiếm và khoáng sản quư hiếm.
Các công ty nước ngoài đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Anh (không kể Hàn Quốc) đang tham gia khoảng 25 dự án khai thác khoáng sản ở Triều Tiên. Đặc biệt, “người anh cả” Trung Quốc bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác ở đây từ năm 2003 và hiện vẫn là đối tác đầu tư hàng đầu cho các dự án khai thác khoáng sản ở Triều Tiên.
Tuy nhiên, xét cho cùng th́ đầu tư nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực khai khoáng nói riêng ở Triều Tiên vẫn duy tŕ ở mức thấp. Nguyên do xuất phát từ cơ chế, chính sách của B́nh Nhưỡng gây ra nhiều khó khăn và cản trở các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đến từ châu Âu và Mỹ tham gia vào các hoạt động khai thác.
Chẳng hạn, quyền lợi đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài thường không được quy định rơ ràng. Các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến các thỏa thuận hợp tác, kinh doanh trong lĩnh vực này rất mơ hồ. Thậm chí, Triều Tiên c̣n không đưa ra các chỉ dẫn cơ bản về các dự án khai khoáng và sẽ không cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không có các thỏa thuận đầu tư trước. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc quản lư các công ty liên doanh với Chính phủ nước này.
Đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc, ở Triều Tiên, họ bị đối xử không giống một công ty nước ngoài song cũng chẳng phải là một công ty trong nước. Ngoài ra, oái oăm ở chỗ, pháp luật Triều Tiên thường không cho phép các công ty Hàn Quốc tham gia các dự án khai khoáng. Do vậy, các công ty này thường khó t́m được chỗ đứng và đặc biệt, rất khó thâm nhập vào các hoạt động khai thác, kinh doanh tại đất nước này.
Song Triều Tiên cần phải nhận ra rằng việc hợp tác khai khoáng với Hàn Quốc là thực sự quan trọng và cần thiết bởi nó mang lại lợi ích cho cả hai bên. Triều Tiên có thể tăng năng xuất khai khoáng và kích thích nền kinh tế nhờ vốn đầu tư và công nghệ Hàn Quốc.
Trong khi đó, Hàn Quốc có thể đảm được nguồn cung khoáng sản, giảm được chi phí nhập khẩu đang bị dội lên khá cao bởi nền kinh tế nước này luôn phải phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu khoảng sản từ các nhà cung cấp nước ngoài xa xôi.
Hơn nữa, phía Hàn Quốc luôn tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên và chỉ chờ Chính phủ của Chủ tịch Kim Jong-il nới lỏng các quy định, mở đường cho các công ty Hàn Quốc tiến vào đầu tư th́ hợp tác song phương chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành tựu “trong mơ”.
Do vậy, song song với thái độ mở rộng cửa chào mời, việc mà Triều Tiên cần làm ngay là thay đổi, cải cách cơ chế và hệ thống pháp luật nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài th́ họ mới có thể yên tâm hợp tác lâu dài với Chính phủ nước này.
Ngoài ra, muốn thu hút đầu tư một cách hiệu quả nhất, Chính phủ của Chủ tịch Kim Jong-il cũng cần đẩy mạnh cải thiện cơ sở vật chất như nâng cấp mạng lưới cung cấp điện quốc gia, đường xá và các cơ sở khai thác khoáng sản.
Lê Dung (theo East Asia Forum)